Bốn nút thắt của ngành thức ăn chăn nuôi

Theo tính toán của các chuyên gia, việc này khiến giá các sản phẩm TACN bị đội giá lên gấp ít nhất 2 lần so với các nước khác.
Chi phí TACN chiếm 60-70%
Theo ông Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi Việt Nam đang chịu ảnh hưởng khá lớn từ thức ăn chăn nuôi, bởi thức ăn chăn nuôi chiếm 60-70% giá thành sản phẩm.
Do đó, nếu không hạ thấp giá thành, ngành chăn nuôi khó có thể cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
“Ở nước ta do thời gian khấu hao thiết bị khá ngắn, thường chỉ 5 năm kèm theo các chi phí khuyến mãi, chiết khấu… nên giá sản phẩm khi đến tay người chăn nuôi đã “đội” lên cao”- ông Trúc phân tích.
Trong khi đó, TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia cho rằng, ngành chăn nuôi Việt Nam đang tồn tại 4 “nút thắt” lớn cần tháo gỡ, bao gồm năng suất chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, hệ thống tổ chức sản xuất của ngành và công tác quản lý nhà nước.
Từ đầu năm đến nay nước ta đã nhập khẩu 4,14 triệu tấn ngô.
Riêng về thức ăn chăn nuôi, TS Sơn nhận định, việc thiếu công cụ giám sát, thống kê sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi khiến cho hiện tượng neo giá, làm giá trong ngành này khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng chưa kiểm soát được các tiêu chuẩn, chất lượng dẫn đến tình trạng một số nhà sản xuất đưa chất cấm vào thức ăn.
Theo ý kiến một số chuyên gia, giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam vẫn cao hơn Thái Lan.
Do Thái Lan có vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước lớn nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
Trong khi đó, Việt Nam chủ yếu nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Mỹ, Argentina, Brazil, gần nhất là Ấn Độ… nên giá thành thức ăn chăn nuôi của Việt Nam cao hơn do chi phí vận chuyển cao.
Giá TACN Việt Nam gấp 2 lần Mỹ
Theo tính toán của Công ty Cargill, nếu giá 1kg ngô tại Mỹ là 2.600 đồng/kg, khi nhập vào Việt Nam có giá 5.200 đồng/kg; đậu nành 4.500 đồng/kg ở Mỹ, nhập vào Việt Nam có giá là 9.000 đồng/kg.
Thêm vào đó một số chi phí vô hình khác như khấu hao thiết bị, khuyến mãi, chiết khấu… cũng chiếm 6-10% giá thành.
Do đó, giá sản phẩm đến người chăn nuôi cao hơn dẫn đến các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam khó cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Ông Nguyễn Văn Giáp - Giám đốc Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam cho rằng, trước thực tế khó khăn về nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, vốn và chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp trong nước đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh không cân xứng với doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam đề xuất, cần tạo mô hình sản xuất chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm, khép kín; tìm ra cơ chế hợp tác sản xuất, phân chia lợi nhuận giữa các khâu trong sản xuất hợp lý.
Đồng thời nâng cao hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất trong nước, các tiêu chuẩn kỹ thuật này phải được công khai, có sự tham gia xây dựng và kiểm soát của các hội, hiệp hội chuyên ngành.
Theo thống kê của Bộ NNPTNT, từ đầu năm đến nay nước ta đã nhập khẩu 1,13 triệu tấn đậu tương với kim ngạch 513 triệu USD; về ngô đã nhập khẩu 4,14 triệu tấn với 939 triệu USD, tăng 43% về số lượng so với cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi bò thâm canh đang là hướng đi đầy triển vọng được nhiều địa phương trong tỉnh tập trung phát triển. Ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị), những năm qua việc phát triển đàn bò lai theo hướng thâm canh được địa phương quan tâm triển khai và đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Vùng đất đỏ ba zan huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích hơn 3.000 ha, trải dài trên địa bàn 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành, thuân lợi để phát triển các cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu. Thời kỳ Nông trường Tân Lâm những năm 1980-1995, cây hồ tiêu ở Cam Lộ phát triển cực thịnh với quy mô tập trung hơn 1.500 ha, được đầu tư hạ tầng đồng bộ, quy trình thâm canh áp dụng thống nhất, là đặc sản “vàng đen” làm giàu cho cả vùng.

Với mục tiêu lựa chọn giống lúa thuần mới, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai trên địa bàn tỉnh, đồng thời có khả năng kháng một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu nhằm bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa chủ lực của tỉnh, vụ đông xuân 2014 -2015 Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình tổ chức khảo nghiệm giống lúa SV 181 (Sao Việt 181) tại HTX Trung Đơn (xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Mô hình được thực hiện tập trung với quy mô 1 ha trên chất đất thịt nhẹ với 5 hộ tham gia.

Ở những tháng đầu năm nay, tình hình sản xuất tôm giống trong tỉnh Bình Thuận ước đạt khoảng 5 tỷ con, giảm 15% so cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do thời tiết lạnh kéo dài, người nuôi hạn chế thả giống. Nhu cầu mua tôm giống ở các tỉnh miền Tây và miền Trung không cao nên các cơ sở giảm sản xuất.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, nhu cầu lượng giống tôm càng xanh để nuôi trong toàn tỉnh An Giang khá cao, khoảng 40 – 50 triệu con giống. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống của tỉnh rất thấp khoảng 15 triệu con, do vậy người nuôi phải nhập từ các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL, như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre….