Bón Phân Cân Đối Cho Cây Chè Xanh
Các nhà khoa học đã xác định, trung bình năng suất 2 tấn chè búp khô/1 ha, cây chè lấy đi khoảng 80 kg N, 40 kg P2O5, 30 kg K2O, 8 kg MgO, 16 kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Mô líp đen (Mo)...
Nếu năng suất 3 tấn chè búp khô/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp trên 2 lần, đặc biệt các chất trung lượng như ma nhê, can xi và các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen...
Thực tế canh tác chè hiện nay, bà con nông dân vẫn chưa bón đầy đủ các chất trung vi lượng. Nông dân rất thích loại phân nào sau khi bón cây chè xanh ngay nên chọn đạm là phân bón chủ lực cho cây chè. Với 7 - 8 lứa hái búp chè trong năm cũng là 7 - 8 lần bón đạm. Bà con thường bón phân theo trời mưa, rải phân ngay trên mặt luống chè.
Việc bón phân như vậy gây lãng phí lớn vì sau khi gặp nước mưa phân đạm hoà tan một phần lớn theo nước mưa chảy xuống sông, suối, một phần đạm bốc hơi còn một phần nhỏ cây chè mới hấp thụ được, bởi thế lượng đạm đầu tư quá lớn 60 - 80 kg urê/sào (360 m2) mà năng suất chè vẫn chưa cao trái lại sâu bệnh bùng phát nguy cơ ngộ độc môi trường rất lớn do dùng nhiều thuốc BVTV chất lượng chè giảm sút.
Bà con nên biết rằng, sau đạm cây chè còn cần lân, kali và đặc biệt cần canxi, ma nhê và các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen... trong đó cây chè cần nhiều nhất là canxi và ma nhê. Do đặc điểm hình thành đất trồng chè ở miền núi phía Bắc là do đá phiến thạch phong hoá nên bản thân đất đã chua và nghèo dinh dưỡng đặc biệt các nguyên tố trung vi lượng, cộng với quá trình đốt rẫy nên đất ngày càng bị rửa trôi xói mòn, độ pH thấp từ 3 - 4 nghèo các chất dinh dưỡng trung vi lượng.
Trong khi đó, cây chè lại cần độ pH từ 4,5 - 5,5 và phải có hàm lượng canxi, ma nhê và các chất vi lượng từ trung bình trở lên. Các thực nghiệm bón phân cho cây chè xanh đều khẳng định: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng. (N.P.K) và các chất trung lượng can xi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen thì chè tốt bền, cây khoẻ, ít sâu bệnh cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này Cty CP Phân lân Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) các chất trung lượng như can xi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen... chuyên dùng cho cây chè đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển hầu hết không bị rửa trôi, khi bón vào đất có tác dụng nâng cao độ pH của đất và là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây chè. Bởi vậy cây chè khoẻ, tốt đều, tốt bền.
Để chăm bón cho cây chè kinh doanh nhằm đạt được năng suất cao, chất lượng chè cải thiện bà con nông dân có thể sử dụng phân bón NPK Văn Điển loại 16.8.8 (N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 8%; CaO = 10%; MgO = 7%; SiO2 = 9%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo hoặc cũng có thể dùng loại NPK Văn Điển 16.8.4 (N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 15%; MgO = 8%; SiO2 = 13%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo.
Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60% với mức bón từ 60 - 80 kg/sào/năm tùy theo điều kiện thổ nhưỡng và được chia làm 2 lần bón: Lần 1 bà con bón vào tháng 3: 50% lượng phân. Lần 2 bón vào tháng 8, tháng 9 hết số phân còn lại.
Theo cách bón xới đất giữa hai hàng chè rồi rải phân sau đó lấp đất kín phân hoặc đào hố giữa hàng đối với đất bằng, đất dốc thì đào hố mép chè phía trên tả luy dương mỗi hố rộng 15 - 20 cm, sâu 20 - 25 cm, hố cách hố 30 - 40 cm sau đó rải phân rồi lấp đất chặt. Sau 3 năm sử dụng, phân bón chuyên dùng cho cây chè bà con nông dân ở Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, Thái Nguyên, Phú Đa, Phú Bền, Phú Thọ... nhận xét chè cho năng suất cao hơn 2 - 3 lần so với bón phân thông thường.
Khi sử dụng phân bón NPK Văn Điển chuyên dùng, búp và lá chè có màu xanh sáng, búp to, chè ít sâu bệnh khi sao chè ít hao chỉ cần 3,85 - 4,2 kg búp tươi cho 1 kg búp khô, hương vị được cải thiện, thị trường nhiều người ưa chuộng.
Bà con sử dụng phân bón NPK Văn Điển đã thay đổi được phương pháp bón phân là bón vùi qua đất mỗi năm chỉ bón 2 lần thay vì bón 7 - 8 lần như trước đây, không phải đầu tư thêm phân đạm và các loại phân khác nhưng hiệu quả vẫn cao gấp nhiều lần.
Có thể bạn quan tâm
Từ cây chè ưu trội (cây mẹ) được tuyển chọn, tháng 10 - 11 hái quả và bóc vỏ. Hạt ngâm vào nước, loại bỏ hạt nổi (lép), chỉ lấy hạt chìm (chắc), sau đó ủ cho hạt nảy mầm. Lấy hạt nảy mầm gieo vào túi ni lông
Các nhà khoa học đã xác định, trung bình năng suất 2 tấn chè búp khô/1 ha, cây chè lấy đi khoảng 80 kg N, 40 kg P2O5, 30 kg K2O, 8 kg MgO, 16 kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Mô líp đen (Mo)...
Thời vụ đốn tốt nhất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, khi cây chè ngừng sinh trưởng. Đốn khi trời râm mát hoặc có mưa nhỏ là tốt nhất. Không đốn khi tiết trời nắng hanh sẽ làm cho chè bị khô đầu cành.
Từ tháng 12 đến hết tháng 1 hàng năm là thời gian đốn và chăm sóc chè qua đông. Đây là 2 trong các khâu cơ bản và quan trọng nhất của qui trình thâm canh cây chè được thực hiện trong vụ đông, sau khi kết thúc một năm thu hoạch nhằm tái tạo cho vườn chè để chuẩn bị cho một năm thu hoạch đạt năng suất cao, phẩm cấp chè tốt nhất.
Để chè xanh Bát Tiên có màu sắc đẹp và mùi vị thơm ngon thì khâu chế biến chè là khâu quan trọng nhất. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bà con một số kỹ thuật chế biến chè Bát Tiên đơn giản và tiện dụng giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm chè. Để chế biến chè bà con cần 2 dụng cụ cơ bản đó là máy vò chè và máy sao sấy.