Bọ Trĩ Hại Dưa Hấu

Ngày đăng: 17/05/2012
Bọ trưởng thành và bọ non cơ thể rất nhỏ, dài khoảng 1mm. Bọ trưởng thành màu vàng nhạt hay vàng đậm, cánh là những sợi tơ mảnh, cuối bụng thon. Bọ non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.
Bọ trưởng thành và bọ non đều sống tập trung ở đọt non hay mặt dưới lá non. Bọ trưởng thành di chuyển nhanh, đẻ trứng trong mô mặt dưới lá.
Bọ trĩ hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, có nhiều đốm nhỏ màu vàng nhạt. Mật độ cao làm cây cằn cỗi không phát triển được, đọt dưa chùn lại, lá vàng và khô, hoa rụng, không đậu trái hoặc trái không lớn. Bọ trĩ gây hại nặng làm đọt non sượng, ngóc đầu lên cao, hiện tượng này nông dân gọi là dưa “đầu lân”. Bọ trĩ cũng là môi giới lan truyền bệnh khảm cho cây dưa.
Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, có sức đề kháng thuốc cao và mau quen thuốc. Gặp điều kiện thích hợp, bọ trĩ phát triển rất nhanh, dễ gây thành dịch, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất dưa hấu.
Vòng đời bọ trĩ tương đối ngắn, trung bình 15-18 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng cây dưa gang tại nhà có thể tiến hành trên nhiều loại đất khác nhau lại ít sâu bệnh nên ai cũng có thể tự trồng mà không cần phải quá mất công
24/11/2017

Kỹ thuật trồng cây dưa lê siêu ngọt cực đơn giản, không mất nhiều thời gian chăm sóc lại cho ra quả ngọt ăn suốt mùa hè.
24/11/2017

Thực hiện đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, khuyến khích đưa công nghệ cao vào sản xuất,ở Nghệ An đã xuất hiện một số mô hình trồng dưa lưới Nhật bản trong nhà màng
27/11/2017

Kỹ thuật trồng cây dưa hấu ruột vàng cũng tương tự như trồng dưa hấu thường có thể trồng quanh năm mà không lo về điều kiện thời tiết hay sâu bệnh.
12/12/2017

Đây là giống dưa thuần được chọn tạo từ một mẫu giống dưa bở nhập nội (mã số MDL-212/17) do ThS. Đoàn Xuân Cảnh, KS. Ngô Thị Mai là tác giả.
19/03/2018