Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bó tay với kháng sinh trong tôm?

Bó tay với kháng sinh trong tôm?
Ngày đăng: 24/04/2015

Việt Nam cùng với Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc nằm trong danh sách những nước có lô hàng tôm bị Mỹ từ chối nhập khẩu. Lý do: Tôm có dư lượng kháng sinh và thuốc thú y cao.

Nhìn lại một chút năm 2014, theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad), thương vụ Việt Nam tại EU, Nhật và Mỹ liên tục nhận được nhiều thông tin cảnh báo về các lô hàng thủy sản Việt Nam có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt mức cho phép. Mặt hàng thủy sản bị cảnh báo nhiều nhất là tôm và cá tra.

Câu hỏi đặt ra: Vì sao những lô hàng thủy sản xuất khẩu nhiễm hóa chất, kháng sinh vẫn tăng lên mặc dù có rất nhiều cảnh báo?

Có lẽ phải mượn lời của đại diện một công ty thủy sản ở phía Nam để làm câu trả lời: Mỗi năm công ty bỏ ra hơn 1 triệu USD để kiểm soát kháng sinh trên tôm xuất khẩu nhưng cuối cùng... “bó tay chấm com”!

Thực tế, tôm khó nuôi, dễ mắc nhiều bệnh. Thay vì sử dụng kháng sinh với liều lượng cho phép, nhiều hộ nuôi tôm dùng vô tội vạ khiến dư lượng thuốc trong tôm rất cao. Trong khi đó, doanh nghiệp lại không đủ sức tự tạo vùng nguyên liệu tôm, chủ yếu trông chờ vào thương lái- những người coi lợi nhuận là trên hết.

Nhìn rộng ra, kháng sinh không rõ nguồn gốc bán đầy rẫy trên thị trường, đâu cũng có. Thị trường thuốc kháng sinh dùng cho nuôi trồng thủy sản dường như chưa nằm trong vòng kiềm tỏa của cơ quan quản lý, mặc dù Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam đã được ban hành từ lâu.

Phải chăng doanh nghiệp thực sự “lực bất tòng tâm” trước thực trạng nguyên liệu thủy sản xuất khẩu bị nhiễm kháng sinh cao?

Không hẳn vậy. Có chuyên gia cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là các doanh nghiệp liên kết với nhau, hoặc liên kết với các hộ nuôi tôm cùng đầu tư xây dựng vùng nuôi tập trung, kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu cho chính mình, không thể “thả” lòng tin vào nông dân, thương lái, để rồi tổn hao tiền bạc, sức lực “đuổi” theo chất lượng nguyên liệu tốt- xấu.

Tiếc thay, lâu nay, sự liên kết đó vẫn chỉ là “mong ước” của chuyên gia mà thôi!


Có thể bạn quan tâm

Hạ Thủy Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương Vỏ Composite Hạ Thủy Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương Vỏ Composite

Đây là tàu cá đầu tiên nằm trong dự án “Nâng cao thu nhập cho ngư dân và phát triển ngành khai thác cá ngừ VN bền vững” của Công ty Yanmar (Nhật Bản). Ông Yukio Kikuchi, giám đốc dự án tại VN của Công ty Yanmar, cho biết tàu này có công suất 350 mã lực, với vốn đầu tư hơn 6 tỉ đồng đã bao gồm ngư cụ, các thiết kế và công nghệ khai thác, bảo quản cá ngừ của Nhật Bản.

29/07/2014
Tây Nguyên Dự Báo Mất Mùa Cà Phê Tây Nguyên Dự Báo Mất Mùa Cà Phê

Đây là năm thứ 3 sản lượng cà phê của vùng Tây Nguyên liên tiếp giảm mạnh, cụ thể: Niên vụ 2012- 2013 giảm 10-15%; niên vụ 2013-2014 tiếp tục giảm 15% và niên vụ 2014- 2015 sẽ giảm nữa.

08/08/2014
Xuất Hiện Giống Xoài Có Mùi Vị... Dừa Đầu Tiên Trên Thế Giới Xuất Hiện Giống Xoài Có Mùi Vị... Dừa Đầu Tiên Trên Thế Giới

Trái xoài có hình thon dài vì một trong những giống xoài gốc để tạo ra nó là giống Irwin - loại xoài có trái dài màu đỏ. Giống xoài gốc còn lại thuộc giống xoài Kensington Pride, loại được giới trồng xoài ở Australia ưa chuộng vì quả to và hương vị đậm đà.

29/07/2014
Xã Nà Sác Thu Trên 200 Triệu Đồng Từ Trồng Dâu, Nuôi Tằm Xã Nà Sác Thu Trên 200 Triệu Đồng Từ Trồng Dâu, Nuôi Tằm

Từ đầu năm đến nay, các hộ nuôi được 3 lứa tằm , thu được trên 1,7 tấn kén, giá bán 120.000 nghìn đồng/kg, thu được trên 200 triệu đồng.

08/08/2014
2,5 Triệu Đồng/con Nhím Cảnh Màu 'Độc' 2,5 Triệu Đồng/con Nhím Cảnh Màu 'Độc'

Giá nhím cảnh phụ thuộc vào màu lông. Nhím màu chocolate, muối tiêu, trắng có giá 250.000 - 500.000 đồng/con. Riêng nhím màu pintos (trắng đen hoặc trắng xám), giá lên đến 1 triệu đồng/con. Ngoài ra, những con màu cam hiếm có, khó tìm giá cao gấp 3 lần màu thường, giá lên đến 5 triệu đồng/cặp.

29/07/2014