Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Bổ sung luân trùng để hạn chế stress cho tôm thẻ

Bổ sung luân trùng để hạn chế stress cho tôm thẻ
Tác giả: Như Huỳnh (lược dịch)
Ngày đăng: 20/04/2020

Bổ sung luân trùng Ampithoe sp. trong chế độ dinh dưỡng giúp hạn chế stress cho tôm nuôi.

Stress đã trở thành yếu tố chính gây hạn chế sự phát triển của tôm nuôi

Mật độ nuôi dày đặc khiến tôm chịu áp lực môi trường nghiêm trọng, làm tăng tính nhạy cảm với bệnh, trực tiếp làm giảm hiệu quả vụ nuôi. Nitơ amoniac (ammonia-N), một nguyên nhân gây ra stress trong nuôi tôm, chủ yếu được tạo ra bởi phân hủy chất thải hữu cơ như thức ăn dư và phân tôm trong nước, hàm lượng ammonia-N quá nhiều trong nước có thể tích lũy trong cơ thể sinh vật ảnh hưởng đến tăng trưởng, giảm tỉ lệ sống và gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản. Các phương pháp hiệu quả để tăng cường khả năng chịu đựng ammonia-N của tôm sẽ có ý nghĩa lớn đối với nuôi trồng thủy sản.

Để tăng cường khả năng chịu stress của động vật thủy sản người nuôi có thể cải thiện bằng cách tăng cường dinh dưỡng. Thức ăn tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao và độ ngon miệng đã được sử dụng làm chất tăng cường dinh dưỡng để tăng cường khả năng chịu stress của tôm.

Ampithoe sp. là loài luân trùng giàu protein thô (51,2% trọng lượng khô), axit béo không bão hòa (41,9% tổng số axit béo) và axit amin thiết yếu (22,2% tổng số axit amin). Đây là một sinh vật tuyệt vời để giảm sự tích tụ ammonia-N và urea-N trong máu và tăng cường khả năng chịu đựng ammonia-N của tôm thẻ chân trắng (Shan et al., 2018). Tuy nhiên, cơ chế bổ sung Ampithoe sp. giúp tăng cường khả năng chịu stress của tôm vẫn chưa rõ ràng.

Trong nghiên cứu hiện tại, cơ chế tăng cường dung nạp amoniac-N ở tôm thẻ chân trắng bằng chế độ ăn bổ sung Ampithoe sp. đông lạnh (FDPA) đã được nghiên cứu từ góc độ của stress oxy hóa, căng thẳng mạng lưới nội chất gây rối loạn chuyển hóa.

Luân trùng Ampithoe sp.

Nghiên cứu ứng dụng Ampithoe  vào chế độ ăn tôm thẻ chân trắng

Trong nghiên cứu hiện tại, tôm được chia thành ba nhóm và cho ăn chế độ ăn bổ sung chứa 33% FDPA trong 0 ngày (nhóm S0), 21 ngày (nhóm S21) hoặc 42 ngày (nhóm S42). Sau đó, ba nhóm tôm đã được tiếp xúc với ammonia-N (1,61 mg/L) trong 96 giờ, và những thay đổi trong stress oxy hóa, căng thẳng mạng lưới nội chất (ER) và chuyển hóa lipid ở gan tụy đã được nghiên cứu.

Kết quả

Sau 21 ngày tiếp xúc với ammonia nhóm S0 không được bổ sung FDPA  có tỉ lệ chết cao nhất 46,7%, trong khi đó nhóm S21 có tỉ lệ chết thấp nhất 30,0% và nhóm cho ăn 42 ngày ti lệ chết là 33,3%. 

Mức độ hoạt động của superoxide effutase (SOD) và catalase (CAT) trong gan tụy của tôm đã tăng lên trong các nhóm chế độ ăn uống FDPA so với nhóm S0. Mức độ oxy hóa  malondialdehyd (MDA) và biểu hiện mRNA của protein liên kết đã giảm đáng kể ở các nhóm S21 và S42 so với nhóm S0.

Hơn nữa, quá trình tổng hợp lipid (FAS), acetyl-CoA carboxylase (ACC) và malonyl-CoA (MCoA) đã giảm; hoạt động của Carnitine palmitoyltransferase (CPT) đã tăng lên; và nồng độ axit béo tự do (FFA) và triglyceride (TG) đã giảm trong gan tụy của tôm được cho ăn chế độ ăn FDPA so với tôm được cho ăn chế độ ăn kiểm soát.

Căng thẳng amoniac-N gây ra stress oxy hóa ở L. vannamei, gây ra căng thẳng mạng lưới nội chất ở gan tụy và dẫn đến tăng tổng hợp lipid và giảm phân hủy lipid. Kết quả từ nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung 33% FDPA vào thức ăn tôm thẻ chân trắng trong vòng 21 ngày có thể tăng cường khả năng chống oxy hóa và giảm căng thẳng ER do tiếp xúc với amoniac-N, do đó đảm bảo sự trao đổi chất, cung cấp năng lượng bình thường cho cơ thể và tăng cường khả năng chịu đựng amoniac-N của tôm thẻ chân trắng.

Nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích để tăng cường khả năng chịu đựng môi trường của động vật thủy sản bằng cách bổ sung dinh dưỡng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm sú sạch Nuôi tôm sú sạch

Hiện nay, hầu hết các mô hình nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp mà chúng ta đang áp dụng ít nhiều đều có sự lạm dụng các loại hoá chất, thuốc men, chế phẩm sinh học…

28/06/2015
Bệnh phân trắng trên tôm sú Bệnh phân trắng trên tôm sú

Các mô hình tôm sú nói chung, nuôi tôm sú công nghiệp nói riêng thường hay phát sinh rất nhiều loại bệnh. Với những bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn khả năng chữa trị bệnh hiệu quả hơn so với những bệnh có nguồn gốc từ vi rút.

28/06/2015
Đặc điểm sinh học và phương thức nuôi cá loc Đặc điểm sinh học và phương thức nuôi cá loc

Hiện nay, có 3 loài cá lóc được nuôi phổ biến: Cá lóc đen (Ophiocephalus striatus), cá lóc bông (Ophiocephalus micropletes) và cá lóc môi trề (Ophiocephalus sp.).

28/06/2015
Vấn đề địch hại trong nuôi thủy sản Vấn đề địch hại trong nuôi thủy sản

Trong nuôi thùy sản, ngoài các yếu tố như môi trường, thời tiết, dinh dưỡng, dịch bệnh tác động trực tiếp đến vật nuôi thủy sản trong ao, hồ, ruộng…..làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng, tình trạng sức khỏe, hệ số chuyển hóa thức ăn theo chiều hướng bất lợi.

28/06/2015
Kỹ thuật nuôi ếch đồng Kỹ thuật nuôi ếch đồng

1/ Chọn địa điểm nuôi: Có thể nuôi ếch trong ao hoặc mương vườn, ruộng lúa, diện tích từ 50 mét vuông trở lên. Nơi nuôi ếch phải gần nguồn nước sạch, chủ động cấp thoát nước, yên tĩnh, đủ ánh sáng, nền đất thịt.

28/06/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.