Bổ sung 3 cái thiếu cho nông dân
Hiện nay, Hội ND xã Minh Quang đang quản lý, theo dõi 784 triệu đồng Quỹ HTND và 11 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách thông qua hoạt động ủy thác với Ngân hàng CSXH.
Từ nghèo trở nên khá giả
Cách đây hơn 3 năm, gia đình chị Nguyễn Thị Thu (thôn Cam Lâm Đồn, xã Quang Minh) vẫn còn là hộ nghèo.
Năm 2012, chị Thu được Hội ND cho vay gần 20 triệu đồng Quỹ HTND để đầu tư nuôi bò sinh sản.
“Cả nhà tập trung vào chăm bẵm con bò mẹ.
3 năm liền, con bò mẹ đẻ được 3 con bê…” - chị Thu phấn khởi chia sẻ.
Sau 3 năm được vay vốn, gia đình chị Thu đã từ hộ nghèo vươn lên hộ khá giả.
Không chỉ hộ chị Thu mà 13 hộ khác cùng dự án vay vốn Quỹ HTND phát triển chăn nuôi bò sinh sản cũng tăng thu nhập nhờ mô hình này.
Tổng nguồn vốn Quỹ HTND giải ngân cho dự án nuôi bò sinh sản ở xã là 484 triệu đồng.
Chị Chu Thị Mai (thôn Lưu Quang, xã Minh Quang, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) chăm sóc đàn lợn nái ngoại gây dựng từ vốn vay Quỹ HTND.
Cùng thôn Cam Lâm Đồn còn có gia đình chị Nguyễn Thị Xuân cũng đã thoát nghèo vươn lên khá giả nhờ tham gia nhóm ND nuôi lợn nái sinh sản.
Nhóm có 10 hộ, mỗi hộ được Quỹ HTND cho vay 30 triệu đồng cách đây hơn 2 năm.
Các hộ đã đầu tư tiền vốn vào mua con giống tốt, thức ăn chăn nuôi và mở rộng quy mô đàn lợn nái.
Đến nay, cả 10 hộ trong nhóm đều có thu nhập khá từ mô hình nuôi lợn nái sinh sản.
Tổng đàn lợn nái của nhóm đã tăng thêm 30 con.
Bà Đào Thị Tâm - Chủ tịch Hội ND xã Minh Quang cho biết: “Hội ND huyện tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, dạy nghề cho bà con.
Thêm vào đó, Hội còn tham gia hướng dẫn các hộ có cùng mô hình sản xuất tập hợp thành nhóm thuận lợi cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Có thể nói, các nguồn vốn thông qua Hội ND bước đầu đã góp phần giúp hội viên, ND giải quyết 3 khó khăn hiện nay là “thiếu vốn, thiếu kiến thức kỹ thuật và thiếu thị trường tiêu thụ…”.
Xây dựng, phát triển tổ chức hội
" Bà Đào Thị Tâm-Chủ tịch Hội ND xã Minh Quang cho biết: “Hội ND xã sẽ tích cực vận động tăng thêm nguồn Quỹ HTND, Quỹ Hội, quản lý tốt vốn ủy thác để tuyên truyền, xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên, ND…”.
Việc triển khai các dự án sử dụng vốn Quỹ HTND cũng như vốn vay ủy thác của Ngân hàng CSXH đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở xã Minh Quang.
Không những thế, theo bà Đào Thị Tâm, nguồn vốn còn tạo không khí phấn khởi đối với hội viên, ND.
Thông qua đó, việc xây dựng, phát triển Hội ND xã cũng đạt được nhiều kết quả tích cực.
Chỉ riêng từ đầu năm đến nay, các chi hội ND của xã đã kết nạp thêm 55 hội viên mới, đưa tổng số hội viên Hội ND trong toàn xã lên 1.755 người.
Được vay vốn đầu tư chăn nuôi, nhiều hộ thoát nghèo, một số hộ trở nên khá giàu đã tham gia đóng góp tốt hơn đối với các phong trào thi đua của địa phương, của Hội ND.
Điển hình là phong trào ND thi đua tham gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng Quỹ Hội.
Anh Dương Văn Tuyền- Chi hội trưởng thôn Quang Sơn bày tỏ: “Qua sự đóng góp của hội viên, quỹ chi hội đến nay đạt 15 triệu đồng.
Bên cạnh chi cho sinh hoạt, thăm hỏi, phần vốn còn lại cho các hội viên khó khăn vay để giải quyết những khó khăn trong sản xuất… Quỹ chi hội tuy còn nhỏ, nhưng đã góp phần gắn kết các thành viên, hội viên với nhau hơn…”.
Hầu hết các chi hội ND xã Quang Minh đến nay đều gây dựng được Quỹ, mức thấp là 4 triệu đồng, nhiều là 15 triệu đồng/chi hội.
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng ngư dân dùng rọ lồng nhập từ Trung Quốc tận diệt các loài thủy sản ở các sông Trường Giang, Tam Kỳ, Bến Ván... đang ngày càng phổ biến, gây nhiều bức xúc cho nhân dân.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, 10 tháng đầu năm 2013, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên địa bàn tỉnh hơn 906ha (trong đó có 749,3ha là tôm thẻ chân trắng), tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2012, tập trung ở TP Cà Mau, các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời. Để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt hiệu quả, Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các trạm thú y, mạng lưới thú y cơ sở tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ người nuôi phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Đồng thời khuyến cáo người nuôi thả nuôi với mật độ vừa phải: tôm sú từ 15-20 con/m2, tôm thẻ chân trắng từ 70-100 con/m2. Bên cạnh đó, vận động người nuôi chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn khi tôm nuôi có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ bệnh để kịp thời phối hợp xử lý.
Cơn bão số 14 đi qua đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con ngư dân Vân Đồn (Quảng Ninh). Hộ thiệt hại ít thì cũng vài chục đến vài trăm triệu đồng, hộ nhiều lên tới vài tỷ đồng. Điều đáng nói là đa số các hộ, doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản đều có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong nghề, nhưng do bão ập đến quá nhanh khiến họ trở tay không kịp.
Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).
Mục tiêu của Hợp đồng Dịch vụ tư vấn NA-A1/03/2010/ACP ngày 15/9/2011 giữa BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An và Trung tâm Nghiên cứu môi trường chất thải nông nghiệp (ĐH Nông lâm Huế) là xây dựng vùng chăn nuôi dựa trên nguồn thức ăn không qua chế biến giun quế và ngũ cốc nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao, đảm bảo ATVSTP...