Bỏ Phố Về Quê Làm Rau Sạch
Sau ba năm cùng gia đình rời thành phố ồn ào, náo nhiệt về chốn miền quê làm rau sạch với hy vọng thoát nghèo, nhờ biết xác định đúng đối tượng cây, con cũng như biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên đến nay, anh Khống Phúc Vịnh (phường Phước Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã khá thành công với mô hình này.
Khi đến xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) toàn là đất cát, nghèo chất dinh dưỡng, không có nước tưới tiêu cho cây trồng, vất vả đè nặng lên bờ vai của người trụ cột trong gia gia đình.
Việc trước tiên, anh mua 5.000m2 đất, trong đó dành 2.500m2 để trồng 150 cây dừa xiêm, 2.500m2 đất còn lại trồng 50 luống rau sạch, với nhiều loại rau như rau cải ngọt, cải đắng, ngò (rau mùi), mồng tơi, hành lá, mướp, rau muống…
Để có nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, tưới tiêu cho vườn rau và lấy nước uống cho gia súc, gia cầm, anh đã khoan hai giếng khoan.
Theo cách làm của anh, anh phải phun thuốc cách thời điểm thu hoạch từ 7 – 10 ngày. Khi xuống giống phải dùng lưới che chắn tạo được độ mát cho cây con sinh trưởng phát triển khoảng 10 ngày sau tháo ra, xới đất bón phân cho cây. Còn vào mùa nắng nhất là tháng 2 đến tháng 5 (âm lịch) phải thường xuyên phun nước, hiện tại thời tiết tại địa phương rất nóng nên anh phải phun nước 3 lần/ngày. Phun nước đúng thời điểm giúp cho lá rau không bị hỏng hoặc úa, sáng phun lúc 6 giờ, trưa 10 giờ và phun lần còn lại từ 1,5 – 2 giờ chiều.
Anh cho biết, trồng rau nhanh cho thu hoạch, sau thời gian trồng từ 25 đến 30 ngày, gia đình hái rau bán. Mỗi tháng anh thu trung bình 15 triệu đồng, sau khi trừ chi phí anh thu lãi 7,5 triệu đồng/tháng, có lúc cao điểm thu lãi 10 triệu đồng. Nhờ có đầu ra tại chợ Thành (Khánh Hòa) nên gia đình anh không lo, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó.
Nhờ làm rau sạch từ năm 2011 đến năm 2013 mà anh tích góp mua được 3 con bò sinh sản, 10 con lợn lớn nhỏ và trồng được 5 sào (5.000m2) ruộng lúa 2 vụ, chiếc xe gắn máy và đồ dùng sinh hoạt mới tinh trong gia đình anh cũng vừa mua.
Nguồn phân bò được anh tận dụng để bón cho rau nên tiết kiệm được chi phí mua phân bón. Vườn dừa xiêm của gia đình anh đang thu hoạch lứa đầu tiên từ 30 - 40 quả, dự kiến năm sau cho thu nhập hàng trăm quả dừa này sẽ có nguồn thu nhập thêm trong gia đình. Tính nhẩm, tổng thu nhập hiện nay cả vườn rau sạch, cây ăn trái, bò, lợn, gà, vịt thu về gần 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Với những kinh nghiệm đã tích lũy được, anh Vịnh sẵn sàng hướng dẫn, tư vấn cho những nông dân nào có nhu cầu học tập theo phương thức rau sạch này.
Ông Đặng Ngọc Trung - Chủ tịch hội nông dân xã Suối Tiên cho biết, mô hình trồng rau sạch hàng năm được hội tổ chức lớp học thường xuyên, phổ biến nhiều kiến thức sâu rộng và thực tế cho từng hộ nông dân. Trồng rau sạch đem lại nguồn thu nhập cao gấp 2 lần so với trồng lúa nước, mô hình trồng rau tương đối dễ, thời gian thu hoạch nhanh, nguồn thu ổn định. Nông dân Khống Phúc Vịnh rất năng động, hội đang đề xuất vào danh sách nông dân sản xuất giỏi với chương trình trồng rau sạch.
Có thể bạn quan tâm
Du lịch - dịch vụ - thương mại được chọn là nhóm ngành kinh tế chủ lực của TP.Hội An (Quảng Nam). Tuy nhiên, hiện nay ngành nông nghiệp cũng đã dần khẳng định vị trí khi Hội An đang hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái hiện đại.
Những ngày trung tuần tháng 6, chúng tôi có dịp về Mường Lói – xã đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên. Trái với suy nghĩ ban đầu về một xã cách trung tâm huyện 80km còn nhiều khó khăn, đường về Mường Lói đã và đang được nâng cấp, mở mới; dịch vụ hàng hóa phát triển, kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển dịch đầy ấn tượng…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 50 tấn hóa chất sát trùng Chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 2 tỉnh: Thái Bình và Quảng Trị phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hướng đi phù hợp trong phát triển nền nông nghiệp ở nhiều địa phương. Tại xã Quảng Thái (Thừa Thiên Huế), hướng đi này đã có những tín hiệu vui, bởi nhiều cây trồng khi đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là mô hình trồng khoai mỡ.
Hơn 100 hộ dân của 2 xã Đông và Lơ Ku (huyện Kbang, Gia Lai) khốn đốn khi trồng giống ngô NK67 không có hạt, hoặc có hạt nhưng nảy mầm, ra rễ…