Bộ NN&PTNT công bố nội dung hiệp định TPP về nông nghiệp
Theo Bộ NN&PTNT, VN đã có những thỏa thuận quan trọng mở cửa thị trường với các nước TPP. Hàng loạt hàng hóa VN sẽ được giảm thuế.
Cụ thể, với Hoa Kỳ, khoảng 98% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản của VN vào Mỹ sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Với thủy sản là 92,68%. Đặc biệt, 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ của VN Mỹ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Với Canada, mức độ cam kết còn tốt hơn với mức độ xóa thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực cao hơn mức Hoa Kỳ dành cho VN.
Với Nhật Bản, mặc dù đồng ý để Nhật Bản loại trừ mặt hàng gạo khỏi cam kết, Bộ NN&PTNT khẳng định tại TPP, Việt Nam đã đạt được mức cải thiện hơn so với Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA).
Với gạo, Bộ NN&PTNT cho biết có 8 nước cam kết xóa bỏ toàn bộ thuế quan ngay cho gạo từ VN. Chile, Mexico sẽ xóa bỏ thuế có lộ trình 8-10 năm…
Với mặt hàng nhạy cảm là thịt lợn, thịt gà, Bộ NN&PTNT khẳng định Việt Nam giữ được lộ trình xóa thuế tương đối dài, từ 8-13 năm thuế mới về 0%; đồng thời vẫn áp hạn ngạch với ba sản phẩm là đường, trứng và muối; riêng lá thuốc lá mở cửa hơn so với WTO.
Về các cam kết Môi trường, Bộ NN&PTNT nêu các nội dung về trợ cấp đánh bắt tự nhiên… là một trong những nội dung gây nhiều bất đồng trong quá trình đàm phán.
Tuy nhiên, cuối cùng các nước TPP đã đưa ra các cam kết chỉ bỏ trợ cấp cho hoạt động đánh bắt mà hoạt động đó được xác định là gây ra tác động xấu tới nguồn lợi hải sản đã trong tình trạng bị đánh bắt quá mức; xóa bỏ mọi hình thức trợ cấp cho các tàu đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo…
Bên cạnh yếu tố thuế, Bộ NN&PTNT công bố 4 vấn đề lớn trong TPP liên quan nông nghiệp:
1. Về xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản
Bộ NN&PTNT khẳng định các thành viên TPP cam kết xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Đây là một cam kết quan trọng, là mục tiêu đàm phán giữa các thành viên WTO hiện nay “nhằm giảm bớt hàng rào bảo hộ nông sản ở một số thành viên phát triển như Hoa Kỳ, EU”.
2. Về An ninh lương thực
WTO cho phép các thành viên áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu lương thực tạm thời nhằm mục đích bảo đảm an ninh lương thực khi trong nước thiếu thốn lương thực trầm trọng.
Trong Hiệp định TPP, các thành viên cam kết sẽ thông báo cho nhau khi một thành viên áp dụng biện hạn chế xuất khẩu nhằm mục đích trên, đồng thời cam kết tiến hành tham vấn và trao đổi thông tin với các nước thành viên có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng lương thực liên quan.
Cam kết nhằm đảm bảo những nước chủ yếu phải nhập khẩu lương thực có điều kiện tham vấn, tìm giải pháp khắc phục khi nguồn nhập khẩu bị hạn chế.
3. Không áp dụng tự vệ đặc biệt
Mặc dù Hiệp định Nông nghiệp của WTO cho phép các thành viên áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt để bảo hộ nông sản trong những điều kiện nhất định, nhưng TPP không cho phép áp dụng biện pháp này đối với hàng nông sản có xuất xứ từ khu vực TPP!
4. Thương mại đối với sản phẩm biến đổi gen
Các thành viên TPP cam kết, khi luật pháp trong nước cho phép, sẽ phổ biến cho công chúng các hồ sơ cần thiết để đăng ký lưu hành các sản phẩm biến đổi gen, danh mục các sản phẩm biến đối gen đã được phép lưu hành...
Nước xuất khẩu sản phẩm thực vật chứa công nghệ biến đổi gen chỉ phải cung cấp cho nước nhập khẩu kết quả đánh giá rủi ro và phương pháp đánh giá.
Tám cơ hội, bảy thách thức…
Sau khi giới thiệu nội dung TPP liên quan đến nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đánh giá TPP có 8 cơ hội chính, 7 thách thức và đề ra 7 giải pháp:
Về Cơ hội
1. Mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường tiếp cận các thị trường lớn nhất thế giới với ưu thế đáng kể.
2. Tham gia vào những chuỗi cung ứng toàn cầu;
3. Tạo động lực và sức ép cho doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất trong nước theo hướng giảm xuất khẩu nguyên liệu và sơ chế, đầu tư phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, tăng cường xuất khẩu sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao;
4. Tăng cường cơ hội tiếp cận vốn và khoa học công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI);
5. Tăng cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động;
6. Nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động;
7. Tạo thêm động lực phát triển ngành, phát triển kinh tế và xã hội
8. Tạo động lực đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thể chế và môi trường chính sách; thúc đẩy tính minh bạch của môi trường chính sách
Bảy thách thức
1. Hạn chế về năng lực cạnh tranh
2. Khó khăn trong việc đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ do sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu
3. Thiếu thông tin, nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường thế giới, thị trường nhập khẩu và thị trường trong nước.
4. Thiếu vốn và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật thông minh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và kiểm soát dịch bệnh.
5. Hạn chế về trình độ lao động và nguồn nhân lực.
6. Hạn chế trong việc vận dụng công cụ hữu ích trong thương mại quốc tế nhằm tái lập công bằng thương mại và giải quyết tranh chấp
7. Môi trường chính sách chưa hoàn thiện đầy đủ; chưa được thực hiện đồng bộ và thiếu biện pháp chế tài, tồn tại hạn chế trong thực thi quy định.
Bảy giải pháp
1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa nông lâm thủy sản Việt Nam
2. Tăng cường nhân lực; nâng cao năng suất lao động; phát triển lực lượng lao động tiên tiến phục vụ cho ngành
3. Đẩy nhanh quá tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu
4. Khẩn trương hoàn thiện môi trường chính sách; nâng cao năng lực thực thi pháp luật và các quy định khác
5. Nâng cao năng lực phân tích và dự báo thị trường;
6. Nâng cao khả năng vận dụng cam kết và các biện pháp được áp dụng trong các FTAs
7. Tăng cường năng lực cho Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Vịt thích hợp với nhiều phương thức nuôi khác nhau, có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội (nhốt trong chuồng, nuôi trên vườn cây), nuôi nhốt kết hợp với nuôi cá (cá - vịt) hoặc nuôi thả đồng có khoanh vùng kiểm soát. Là giống vịt chuyên trứng có năng suất cao nhất so với các giống vịt hiện có của Việt Nam.
Ngày 29/11/2013, tại ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (Trung tâm) kết hợp với Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học (GIZ) tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ Bạc Liêu) đã tổ chức tổng kết lớp tập huấn canh tác dưa hấu trong khuôn khổ lớp tập huấn lúa - màu (lúa - dưa hấu).
Thăm vườn dừa xiêm lùn tươi tốt rộng gần 1 hécta của ông Trần Văn Nhẫn, ấp 2, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bắt đầu cho thu hoạch, nhiều người không khỏi trầm trồ khen ngợi vì đây vốn là vùng đất ngập mặn bị bỏ hoang do canh tác không hiệu quả. Trong vườn có ao nuôi cá, có nhà thủy tạ nghỉ mát.
Các doanh nghiệp (DN) chế biến tôm, nếu muốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất và phải ký hợp đồng mua tôm nguyên liệu có sự chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước.
Chủ trương của tỉnh là xây dựng thương hiệu mạnh cho con cá thát lát Hậu Giang, từ đó mà dự án “Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cá thát lát Hậu Giang dùng cho sản phẩm cá thát lát của tỉnh Hậu Giang” được triển khai thực hiện.