Bỏ nghề may vá, khấm khá nghề nông
Bại không nản
Dẫn chúng tôi dạo quanh trang trại, ông Cảnh cho biết để có được thành công như hiện tại, ông và gia đình đã phải trải qua rất nhiều thử thách. Năm 1983, ông rời quân ngũ trở về quê hương và theo nghề may mặc. Nhiều năm cặm cụi với đường kim mũi chỉ, cuộc sống gia đình ông vẫn thiếu trước hụt sau. Nhìn vợ con thiếu thốn trăm bề, ông Cảnh nhiều đêm khó ngủ, trằn trọc suy nghĩ. Cuối cùng ông quyết định lập trang trại. “Đất bazan ở quê khá tốt, tuy thời tiết nắng hạn khắc nghiệt, nhưng nếu mình có nghị lực, ý chí cải tạo, chắc chắn sẽ kiếm được tiền, chí ít cũng đủ ăn”-ông Chính nhớ lại suy nghĩ của mình ở thời điểm đó.
Muốn thành công, nông dân phải không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, chọn cây, con phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh của từng hộ phải phù hợp với khả năng của mình” .
Ông Nguyễn Văn Cảnh
Năm 2001, sau khi đề đạt nguyện vọng, trình bày kế hoạch, ông Cảnh được chính quyền cấp gần 2ha đất sản xuất. Thiếu vốn đầu tư, ông Chính đôn đáo vay mượn khắp nơi và quyết định trồng 400 gốc tiêu. Thời điểm này, cây tiêu chưa có giá, chẳng mấy ai để tâm. Tiếp theo, ông xây dựng chuồng trại thả nuôi 10 con lợn nái và 100 con lợn thịt.
Ngày đầu chập chững làm nông với công việc nuôi trồng, thiếu kiến thức, kinh nghiệm, thiếu cả vốn và mối bạn hàng, ông gặp vô vàn khó khăn. Tiêu trồng được vài tháng thì đến mùa hạn, không đủ nước tưới nên ngã bệnh chết rụi. Đàn lợn nuôi không biết cách tiêm phòng, trị bệnh, ăn uống không đúng kỹ thuật cũng teo tóp, ốm chết dần…
“Khởi nghiệp gặp phải thất bại, tôi gần như suy sụp. Nhưng đêm nằm nghĩ, ngày xưa đánh giặc khó thế mà còn thắng, sao bây giờ làm kinh tế lại dễ “đầu hàng” thất bại được. Phải đứng dậy thôi, phải làm lại và phải học hỏi…”-ông Chính tâm sự.
Học không bao giờ đủ
Ngẫm những thất bại đầu tiên, ông Cảnh kết luận, tất cả đều do ông thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của 1 nhà nông thực thụ. Để khắc phục những yếu điểm của mình, ông Cảnh tìm đến những trang trại chăn nuôi, trồng trọt lớn trong và ngoài tỉnh để học tập kinh nghiệm. Ở địa phương, hễ có lớp tập huấn kỹ thuật nào được mở, ông hăng hái đăng ký tham dự. Ông Cảnh cũng tự nguyện xin được tham gia sinh hoạt trong tổ chức Hội Nông dân thôn, xã. “Tôi còn mua, mượn sách báo về kỹ thuật nông nghiệp, gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các địa phương để đọc và học tập, tham khảo…”-ông Cảnh thổ lộ.
Những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được ông Cảnh áp dụng vào thực tế sản xuất của trang trại gia đình và gặt hái được những vụ trái ngọt trong niềm vui và tự hào. Trang trại chăn nuôi của ông hiện có 100 con lợn nái sinh sản và 200 con lợn thịt. Mỗi năm xuất bán bình quân 2 lứa, mỗi lứa trên dưới 4 tấn lợn thịt mang lại khoản lãi ròng khoảng 300 triệu đồng. Phân lợn được ông Chính xử lý, dùng men vi sinh ủ thành phân hữu cơ an toàn đủ bón cho 1.000 gốc tiêu. Bón phân hữu cơ sản lượng tiêu trong vườn nhà ông Cảnh đạt bình quân 1-1,4 tấn/năm, tăng 300-500kg so với trước khi sử dụng phân hữu cơ.
Không chỉ vậy, nhận thấy nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi của người dân ngày càng cao, ông Cảnh đã mạnh dạn mở đại lý phân phối. Từ quy mô nhỏ lẻ ban đầu, nay đại lý của ông đã lớn nhất vùng.
Có thể bạn quan tâm
Dự án Di dân Tái định cư thủy điện Sơn La tại tỉnh Sơn La không chỉ hoàn thành vượt mức tiến độ trước thời hạn 3 năm mà còn góp phần tích cực, tạo những tiền đề thuận lợi cho quá trình xây dựng NTM của tỉnh trong thời gian qua.
Đến xã Sơn Đông, TP.Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình hỏi ông Tiến “con đặc sản” ai cũng biết, bởi lẽ ông đã bạo gan đi tiên phong nuôi con đặc sản ở vùng đất này và giúp đỡ nhiều hộ khác cùng làm giàu.
Việc xuất khẩu tiểu ngạch luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, không có hợp đồng và không đủ căn cứ làm cơ sở cho người chăn nuôi chủ động sản xuất nên các chuyên gia cho rằng cần sớm đàm phán để xuất khẩu lợn chính ngạch sang Trung Quốc