Trang chủ / Rau củ quả / Dưa leo (Dưa chuột)

Bọ Dưa Hại Dưa Leo

Bọ Dưa Hại Dưa Leo
Ngày đăng: 09/11/2011

Đặc điểm nhận biết:

- Bọ dưa gây hại trên nhiều loại cây trồng như dưa hấu, dưa leo, bí xanh, bí đỏ, bầu, …

- Bọ trưởng thành có cánh cứng  màu vàng cam. Con cái đẻ trứng trong đất, trong rơm rạ gần gốc cây, trứng được đẻ thành từng nhóm mỗi nhóm 2 – 5 trứng. Mỗi con cái có thể đẻ 200 trứng. Sâu non dạng con sùng, màu trắng ngà, đầu màu nâu, chân ngực phát triển. Nhộng nằm trong đất có màu nâu nhạt, bên ngoài có lớp kén tơ bao phủ.

Ấu trùng bọ dưa.

- Vòng đời trung bình 80 – 130 ngày,'

Trứng: 8 – 15 ngày.

Ấu trùng: 18 – 35 ngày.

Nhộng: 5 – 14 ngày.

Thành trùng: 60 – 80 ngày

Điều kiện phát sinh, gây hại:

- Bọ dưa phát triển gây hại nhiều vào mùa khô, trên các loại cây dưa hấu, dưa leo, bầu, bí.

- Bọ trưởng thành hoạt động phá hại vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất. Trứng đẻ rải rác trên mặt đất quanh gốc dưa. Sâu non sống và hoá nhộng trong đất.

- Bọ trưởng thành hại mạnh khi cây dưa còn  nhỏ có 4 – 5 lá (dưới 20 ngày tuổi), mật độ bọ cao có thể làm cây dưa trụi hết lá và đọt non, cây dưa phát triển kém hoặc chết. Khi cây dưa lớn, lá có nhiều lông, bọ dưa không phá hoại nữa.

- Bọ non sống trong đất ăn rễ và cắn gốc cây kể cả khi cây đã lớn, làm cây sinh trưởng kém có thể làm cây héo chết.

Biện pháp phòng trừ.

- Dùng vợt xua đuổi để bắt bọ trưởng thành.

- Có thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi cây dưa còn nhỏ, để tránh lây lan sang vụ sau cần thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành đống để dẫn dụ bọ dưa tập trung rồi phun thuốc.

- Rải thuốc sâu dạng hạt như Diaphos 10G, Basudin 10H, Gà nòi 4G, Vicarp 4H, rải quanh gốc dưa trước khi cây ra hoa để diệt sâu non.

- Khi bọ trưởng thành phát sinh gây hại phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối, dùng các loại thuốc  như Sherpa, Dragon, Polytrin, Lorsban,…


Có thể bạn quan tâm

Rầy Mềm Hại Dưa Leo Rầy Mềm Hại Dưa Leo

Rệp trưởng thành và rệp non cơ thể đều rất nhỏ, hình quả lê trần trụi và mềm, màu vàng nhạt hoặc xanh đen. Rệp sống tập trung thành đám đông ở chồi non và ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, aphids chích hút nhựa làm cho ngọn dưa chùn lại, cây sinh trưởng kém, mật độ rệp cao có thể làm khô cả lá

09/11/2011
Sâu Ăn Lá Gây Hại Sâu Ăn Lá Gây Hại

Bướm trưởng thành có thân dài khoảng 10mm, khi đậu cánh xếp hình tam giác có vệt màu trắng ở giữa, mép cánh màu nâu đen. Trứng nhỏ màu trắng nhạt, đẻ rời rạc từng trứng ở mặt dưới lá trên đọt và lá non. Mỗi con cái có thể đẻ 340 – 510 trứng

09/11/2011
Cách Ngăn Ngừa Dưa Chuột Đắng Cách Ngăn Ngừa Dưa Chuột Đắng

Mấy năm gần đây, vấn đề liên quan đến quả dưa chuột bị đắng đang ngày càng trở nên bức thiết, đã kìm hãm sự phát triển ngành trồng dưa. Trong quá trình sản xuất, phát sinh tập trung vào gốc dưa thời kỳ ra hoa và thân cây thời kỳ kết quả. Vị đắng của quả dưa chuột phát sinh ở gần vùng cuống quả, còn phần đỉnh quả rất ít xuất hiện triệu chứng này.

22/12/2011
Ruồi Đục Lá Hại Dưa Leo Ruồi Đục Lá Hại Dưa Leo

Ruồi đục lá còn gọi là sâu vẽ bùa gây hại trên nhiều loại cây trồng như dưa hấu, dưa leo, bầu bí, cà chua, đậu nành, đậu xanh, …Con trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài 1,5 – 2,0 mm, màu đen có điểm vàng trên lưng, ngực. Sâu non dạng dòi, dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt hoặc màu trắng kem, mình dẹt không chân. Ấu trùng thường nằm trong đường hầm và chui ra ngoài khi hóa nhộng

09/11/2011
Cách Trồng Dưa Chuột Cách Trồng Dưa Chuột

Cây dưa chuột thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ ngày thích hợp cho sự phát triển của dưa là 300C và nhiệt độ ban đêm 24 – 260C.

13/12/2011