Bỏ doanh nghiệp về nuôi lươn thu lợi nhuận khủng
Chỉ sau hơn 3 năm phát triển, bà đã thành lập được trang trại chuyên nuôi lươn thịt và sản xuất lươn giống, cung cấp ra thị trường hàng trăm ngàn con giống/năm.
Bỏ doanh nghiệp về nuôi lươn
Bà Lan nhớ lại: “Với bản tính thích tìm tòi, học hỏi nên khi nghe giới thiệu mô hình mới nuôi lươn không bùn rất phù hợp với các đô thị đất ít lại không lo về vấn đề gây ô nhiễm môi trường, tôi đã mua con giống về nuôi thử nghiệm.
Nuôi lươn không cần quá nhiều công chăm sóc, một ngày chỉ cho lươn ăn một lần và thay nước nên tôi thường tranh thủ thời gian nhàn rỗi buổi tối để làm”.
Lươn thịt có giá thành cao nên “nuôi chơi mà ăn thật”.
Tích lũy kinh nghiệm sau vài lứa nuôi, bà thuê lại một trang trại chăn nuôi tại xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu) lập trại nuôi lươn với quy mô lớn.
Bà cũng quyết định ngừng hoạt động trong lĩnh vực sản suất, kinh doanh để tập trung cho mô hình chăn nuôi cho lợi nhuận cao này.
Sau đó, bà Lan mua luôn khu đất thuê, cải tạo lại trang trại cho phù hợp với yêu cầu nuôi lươn.
Bà Lan chia sẻ: “Những lứa đầu đưa lươn về nuôi ở trang trại mới, con lươn chết nổi trắng mặt nước vì nguồn nước giếng bị nhiễm phèn.
Tôi cho cải tạo và làm lại 2 khu ao cá tại trại để dẫn nguồn nước sông về, tạo môi trường nước phù hợp cho con lươn sinh trưởng”.
Theo đó, bà dần hình thành được quy trình nuôi lươn khép kín, nguồn nước từ sông dẫn về một ao riêng rồi mới bơm lên các bể nuôi lươn.
Nước xả có thức ăn thừa và chất thải của con lươn thoát ra ao còn lại là nguồn thức ăn cho cá, vừa tăng thu nhập, vừa xử lý tốt về vấn đề môi trường.
Bà Lan còn tận dụng đất trống trong khuôn viên của trang trại để trồng thêm các loại cây ăn trái đặc sản nên với diện tích chỉ rộng gần nửa hécta trang trại vẫn cho lợi nhuận “khủng”.
Làm giống tốt cho nông dân
Bà Lan kể: “Bản thân tôi cũng từng lao đao vì mua phải con giống kém chất lượng.
Năm trước, nhiều nông dân ở Đồng Nai và các tỉnh, thành lân cận cũng đã đổ nợ vì bị lừa mua phải nguồn giống “dỏm”.
Khi quy mô chăn nuôi không ngừng được mở rộng, bà cũng gặp khó khăn về nguồn giống vì nhập giống từ miền Tây về thì không hợp với thổ nhưỡng, mua giống tại chỗ thì gặp rủi ro về giống chất lượng kém.
Chính vì vậy, bà lại bỏ công tìm tòi để sản xuất được nguồn giống tốt cho trang trại và cung cấp cho nhiều nông dân khác.
Theo bà Lan, nuôi lươn rất nhàn công chăm sóc và kỹ thuật nuôi cũng không quá khó, nhưng nếu không đầu tư để nắm vững kinh nghiệm nuôi thì khó mà làm giàu được.
Chính vì vậy, khách đến mua con giống luôn được bà chia sẻ mọi kinh nghiệm và hướng dẫn tận tình mọi công đoạn chăm sóc lươn.
Tuy đang trong giai đoạn mở rộng thị trường cung cấp con giống, nhưng với những khách hàng mới bắt đầu nuôi và chưa biết gì về con lươn, bà thường tư vấn họ chỉ nên nuôi với số lượng nhỏ để tích lũy kinh nghiệm rồi mới đầu tư lớn.
Nhờ uy tín về chất lượng, hiện thị trường cung cấp con giống của bà chủ trang trại này đã mở rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 7.1, Công ty Bayer Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên- WASI tổ chức lễ trao giải “vườn cà phê đẹp” cho các nông dân khu vực Tây Nguyên.
Qua chính tiết Tiểu hàn (6.1), lộc đông trên cây vải còn non và dầy đặc, phủ kín tán cây. Nguyên nhân do vụ đông có nhiều nắng ấm, tiết Tiểu hàn lại không có rét đậm, rét hại kéo dài.
Nam Bộ đang bước vào mùa khô năm 2016, dự báo từ nay đến tháng 4.2016, tình hình khô hạn tại khu vực này sẽ diễn ra gay gắt.