Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bọ Ánh Kim Hủy Diệt Rừng Hồi Xứ Lạng

Bọ Ánh Kim Hủy Diệt Rừng Hồi Xứ Lạng
Ngày đăng: 19/04/2014

Đến ngày 15-4, theo số liệu của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, đã có hơn một nghìn ha rừng hồi ở các huyện: Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình... bị nhiễm bọ ánh kim.

Lạng Sơn có hơn 34 nghìn ha cây hồi chiếm hơn 90% diện tích hồi của các tỉnh miền núi phía bắc và là một trong những loại cây xóa đói, giảm nghèo chủ lực của bà con các dân tộc trong tỉnh hiện đang có nguy cơ bị “hủy diệt” mà chưa có biện pháp nào ngăn chặn có hiệu quả.

Về thôn Bản Nầng, xã Tân Đoàn, (huyện Văn Quan) nơi có độ cao hơn 820m (so với mực nước biển) được coi là “Mẫu Sơn” thứ hai của tỉnh. Vì có khí hậu ôn đới nên nơi đây rất phù hợp với việc trồng cây hồi và được coi là "vương quốc" của rừng hồi xứ Lạng. Vừa gặp chúng tôi, trưởng thôn Bản Nầng, Hoàng Văn Hưởng, đã xót xa nói: Thôn có 19 hộ, mỗi hộ đều có từ hai đến sáu ha hồi nhưng nay đều bị bọ ánh kim tàn phá.

Đưa chúng tôi đi thăm vườn hồi trên rừng, trưởng thôn Hoàng Văn Hưởng chỉ cây hồi tàn lụi hết lá, chết khô héo, buồn rầu nói: Gia đình có hơn sáu ha hồi, mỗi năm thu hơn sáu tấn quả, bán được giá hơn 100 triệu đồng. Nhưng từ Tết âm lịch đến nay, rừng hồi gặp phải sâu lạ ăn hết lá, không ra quả được. Loại sâu này rất tàn độc thường ăn về đêm, sau một đêm là sâu ăn trụi hết lá hồi, rồi lại bò sang cây khác. Sâu phát triển nhiều nhất từ tháng 3 đến tháng 4, mật độ sâu từ hàng trăm con/cây.

Con sâu rất khó phát hiện, lúc đầu loại sâu này làm tổ ở dưới mặt đất ẩm ướt của tán rừng hồi. Khi trưởng thành chúng leo lên cây ăn lá hồi, chúng ăn trụi cả hoa cuống quả, chỉ trong thời gian ngắn khiến cây hồi chỉ còn trơ cành. Ở giai đoạn nhộng, con sâu to bằng đầu móng tay, ban ngày ẩn dưới lá mục, nhìn có ánh kim óng ánh nên bà con gọi là sâu "ánh kim", hay gọi là bọ ánh kim...

Bí thư Đảng ủy xã Tân Đoàn, (huyện Văn Quan), Hoàng Hữu Nghị, lo lắng: Mối họa này mà không diệt được vài năm nữa rừng hồi sẽ không còn. Năm nay, cả xã có hơn 276/500 ha rừng hồi bị sâu hại và hầu hết diện tích rừng hồi còn lại đều bị nhiễm sâu, với tỷ lệ sâu thấp hơn nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng hoa hồi. So với năm 2013, số diện tích rừng hồi bị nhiễm bọ ánh kim tăng gấp đôi. Nếu không phòng, trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn vong của cây hồi.

Những ngày này, xã Tân Đoàn đang được các cán bộ ở Viện bảo vệ thực vật, phối hợp với Chi cụ bảo vệ thực vật tỉnh, huyện tiến hành nghiên cứu, tìm biện pháp phòng, trừ bọ ánh kim, nhiều loại thuốc đã được các cán bộ khoa học kỹ thuật hướng dẫn bà con cách phòng trừ bước đầu đã có hiệu quả nhưng vẫn còn nan giải. Vì cây hồi bị nhiễm sâu thường ở trên các đỉnh núi cao, cây hồi thường cao từ ba đến 10m nên người dân rất khó phun thuốc...

Phó Chi cục trưởng, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, Trần Đại Dũng, cho biết: Loại bọ này đã xuất hiện từ những năm 1990 của thế kỷ trước, tuy nhiên lúc đó mật độ gây hại diện tích hồi không đáng kể, đến nay mới bùng phát mạnh. Hiện vẫn chưa xác định được tên khoa học cũng như đặc tính, vòng đời sinh trưởng của sâu này.

Hiện nay, mật độ sâu phổ biến ở các huyện có rừng hồi từ bảy đến chín con/m2, cao nhất 20 đến 24 con/m2, cá biệt từ 160 đến 400 con/m2. Trong đó, huyện Văn Quan bị bọ ánh kim tàn phá hơn 603 ha, huyện Cao Lộc 268 ha.

Trước thực trạng rừng hồi Lạng Sơn bị bọ ánh kim tàn phá, từ năm 2012, Viện bảo vệ thực vật đã tiến hành đề án nghiên cứu cấp Nhà nước “Đề xuất các biện pháp quản lý bọ ánh kim hại cây hồi theo hướng bền vững ở tỉnh Lạng Sơn”. Đề tài đang được triển khai ở các xã Tân Đoàn, Tràng Phái, Yên Phúc (huyện Văn Quan), nơi có rừng hồi lớn nhất tỉnh.

Từ ngày 26-2 đến nay, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh đã đưa hơn hai tấn thuốc sinh học VBTUSA và 10 tấn bột phụ gia, đưa đến các hộ gia đình có rừng hồi bị nhiễm bọ ánh kim, hướng dẫn bà con cách sử dụng. Qua kiểm tra bước đầu, các địa phương trong tỉnh đã phun trừ được hơn 154 ha rừng hồi bị nhiễm bọ ánh kim, kết quả cho thấy sau bốn ngày phun thuốc sâu có giảm còn mật độ 50 đến 100 con/cây, hiệu quả đạt khoảng 80%...

Các huyện Cao Lộc, Lộc Bình nơi chưa được triển khai đề án diệt trừ bọ ánh kim, trạm bảo vệ thực vật huyện cũng đã khuyến cáo người dân mua thuốc có nguồn gốc sinh học Emasuper để phun trừ, ngăn chặn kịp thời, không để bọ ánh kim phát triển trên diện rộng.

Để khống chế dịch bọ ánh kim, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh đã chỉ đạo các trạm bảo vệ thực vật các huyện có rừng hồi, tuyên truyền, vận động bà con theo dõi diễn biến sâu bệnh, hướng dẫn bà con cách phòng, trừ sâu bọ ánh kim có hiệu quả, bằng cách phun thuốc bột dạng sinh học, khống chế không cho bọ ánh kim phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Của Hợp Tác Xã Thủy Sản Đồng Tâm Hiệu Quả Từ Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Của Hợp Tác Xã Thủy Sản Đồng Tâm

Hợp tác xã thuỷ sản Đồng tâm xã Thừa Đức huyện Bình Đại, được thành lập từ năm 2002. Từ đó đến nay hợp tác xã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, thực hiện quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống xã viên và thực hiện chính sách an sinh xã hội.

05/09/2014
Cần Thận Trọng Trong Việc Nuôi Trồng Thủy Sản Vụ Đông Cần Thận Trọng Trong Việc Nuôi Trồng Thủy Sản Vụ Đông

Hiện trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có khoảng 1500 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương vận động bà con thu hoạch trước mùa mưa bão, đồng thời, di dời lồng bè, nhà cửa đến nơi an toàn. Song, đến nay tình trạng nhiều hộ dân vẫn tiếp tục thả nuôi tôm, cua trong vụ đông, trong khi, mùa mưa bão đã đến gần. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nguy cơ thiệt hại trong vụ nuôi là rất cao.

07/11/2014
Chuồng Trại Chăn Nuôi Chim Cút Chuồng Trại Chăn Nuôi Chim Cút

Nhiệt độ thích hợp cho chim cút non là 35-24o C, chim cút đẻ là 18-25oC. Nóng quá hay lạnh quá đều làm cho chim cút giảm năng suất vì cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để điều tiết thân nhiệt. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn càng gây stress mạnh.

05/09/2014
Tam Nông (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Tôm Trứng Tam Nông (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Tôm Trứng

Huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hiện đang vào vụ thu hoạch rộ tôm trứng, với diện tích trên 450ha tập trung ở các xã: Phú Thành A, Phú Thành B, thị trấn Tràm Chim. Tuy nhiên, do thu hoạch tập trung nên giá tôm càng xanh giảm so với cùng kì năm 2013. Song song đó, nước lũ năm nay thấp dẫn đến sản lượng tôm không đạt, chi phí đầu vào tăng, khiến bà con nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

07/11/2014
Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Tỉnh Bạc Liêu Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Tỉnh Bạc Liêu

Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi vịt là một nghề không cần vốn đầu tư nhiều so với những ngành chăn nuôi khác, đồng thời thời gian nuôi ngắn, các hộ dân xoay vòng vốn nhanh, tận dụng thức ăn tự nhiên với tỷ lệ cao.

05/09/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.