Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Định đặt mục tiêu mới

Bình Định đặt mục tiêu mới
Ngày đăng: 27/10/2015

Nhờ đó, diện mạo các vùng nông thôn ở tỉnh này ngày càng khởi sắc, đời sống của nông dân ngày càng được cải thiện.

Nhiều thành tựu

Trong 5 năm qua (2011-2015), song song với triển khai xây dựng NTM, Bình Định tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi đến với nông dân.

Hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng và phòng trừ sâu bệnh; phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại, gắn với bảo vệ môi trường và an toàn dịch bệnh.

Gắn xây dựng NTM với tái cơ cấu nông nghiệp, trong 5 năm qua Bình Định đã chuyển đổi được 26.792 ha diện tích SX 3 vụ lúa bấp bênh/năm sang SX 2 vụ lúa/năm; năng suất bình quân chân 2 vụ lúa cao hơn diện tích chân 3 vụ từ 9-12 tạ/ha/vụ, hiệu quả SX cao hơn 3,7 triệu đồng/ha; nhiều công thức luân canh có giá trị thu nhập cao được áp dụng có hiệu quả.

Ngành nông nghiệp Bình Định cũng đã xây dựng thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn, đem lại hiệu quả về nhiều mặt.

Trên lĩnh vực thủy sản, ngành nông nghiệp tỉnh này đã xây dựng và ban hành lịch thời vụ nuôi tôm trên toàn tỉnh; khuyến cáo, thuyết phục người nuôi tôm khu vực đầm Thị Nại ở huyện Tuy Phước và đầm Đề Gi (Phù Cát) chuyển sang nuôi tôm thân thiện với môi trường, hạn chế dịch bệnh, tăng hiệu quả SX.

Sở NN-PTNT Bình Định còn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của Trung ương và của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân nâng cao năng lực khai thác thủy sản; phối hợp với các DN thực hiện mô hình khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương theo chuỗi...

Trong Chương trình xây dựng NTM, ngành nông nghiệp Bình Định đã tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn các địa phương lập dự án hỗ trợ phát triển SX, nhân rộng mô hình SX đạt hiệu kinh tế cao; kêu gọi các DN, tổ chức liên kết phát triển SX với nông dân; vận động nhân dân hiến đất, đóng góp tiền của, công sức trong phong trào xây dựng NTM tại các địa phương.

Ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết: “Từ năm 2011-2014, Bình Định đã huy động được gần 2.758 tỉ đồng phục vụ công cuộc xây dựng NTM. Đến nay, trên địa bàn Bình Định đã có 23 xã về đích NTM”.

“Dự kiến đến cuối năm 2015, trên địa bàn tỉnh Bình Định sẽ có 28 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, vượt 20% so với kế hoạch được giao”, ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết.

Theo ông Phan Trọng Hổ, tronggiai đoạn 2016-2020, để nâng cao thu nhập cho nông dân, thực hiện tiêu chí khá “hóc búa” trong NTM, ngành nông nghiệp tỉnh này đề ra mục tiêu đảm bảo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm bình quân hằng năm của các ngành nông - lâm - thủy sản đạt 4%; tốc độ tăng trưởng giá trị SX bình quân hằng năm đạt 4,2%; tỷ trọng kinh tế nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh chiếm 25%.

Cơ cấu giá trị SX nội bộ ngành nông nghiệp đến năm 2020: trồng trọt 40% - chăn nuôi 56% - dịch vụ 4%.

Cũng theo ông Hổ, để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nói trên, ngành nông nghiệp Bình Định sẽ nâng cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

“Trong đó, chúng tôi sẽ tập trung khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả đất đai, mặt nước nhằm tăng giá trị và hiệu quả SX trên một đơn vị diện tích; nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ KHKT vào SX để nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Mặt khác, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển SXNN, nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng NTM”, ông Hổ khẳng định.

Bình Định đang trên đà phát triển lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng máy cơ giới trong hầu hết các khâu trước, trong và sau thu hoạch.

Riêng với cây lúa, nông dân Bình Định đã làm đất bằng máy đạt 97%; dùng máy gieo sạ đạt 60%, thu hoạch bằng máy đạt 80%, đập tuốt đạt 95%... góp phần đáng kể trong tăng năng suất và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

Chưa cấp phép nhập khẩu thanh mai từ Trung Quốc Chưa cấp phép nhập khẩu thanh mai từ Trung Quốc

Đó là khẳng định của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) (Bộ NN&PTNT) ngày 2/6, trước thông tin “sốt” về quả dâu rượu (còn gọi là quả thanh mai) đang bán nhiều ở Hà Nội có nguồn gốc Trung Quốc.

03/06/2015
Xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc quan trọng chứng nhận xuất xứ Xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc quan trọng chứng nhận xuất xứ

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) vừa ký kết được cho là cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong đó có thủy sản...Việc tận dụng các lợi thế của Hiệp định này đang được các doanh nghiệp rất quan tâm.

03/06/2015
Dâu xanh trúng mùa, nhà vườn thu lãi cả trăm triệu đồng Dâu xanh trúng mùa, nhà vườn thu lãi cả trăm triệu đồng

Năm nay, nhiều nhà vườn trồng dâu xanh tại Cần Thơ, Vĩnh Long không những trúng mùa dâu mà còn được về giá cả.

03/06/2015
Khai thác cao su chưa qua cơn bĩ cực Khai thác cao su chưa qua cơn bĩ cực

Kết quả kinh doanh quí 1 của các doanh nghiệp khai thác cao su tự nhiên hầu hết chịu ảnh hưởng từ diễn biến kém tích cực của giá cao su thế giới. Nếu giá tiếp tục thấp, có thể sẽ có thêm nhiều héc ta cao su bị chặt bỏ và khi đó chịu thiệt nhiều nhất vẫn là nông dân.

03/06/2015
Thị trường vải thiều sớm được giá, bán chạy Thị trường vải thiều sớm được giá, bán chạy

Tại thời điểm này, các vùng trọng điểm như Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam (Bắc Giang)... vải thiều sớm đã cho thu hoạch. Người dân phấn khởi vì vải được giá, tiêu thụ thuận lợi.

03/06/2015