Biện pháp ương cá kèo giống trong ao đất
Để đảm bảo nuôi cá thịt thành công, chất lượng con giống có vai trò rất quan trọng. Hiện nay một số địa phương đang nuôi cá kèo thường thả nuôi thịt bất kỳ cỡ cá nào thu được trong tự nhiên (từ cỡ cá 2 - 3 cm), nhưng một số nơi chỉ thả nuôi cá cỡ lớn (4 - 6 cm), cá cỡ nhỏ 2 - 3 cm thường phải ương nuôi thêm trong ao ương để đạt cỡ lớn mới thả nuôi, như vậy sẽ đảm bảo tỷ lệ sống cao và có hiệu quả. Biện pháp ương nuôi cá giống như sau:
Ao ương cá giống
Ao có diện tích từ 1.000 m2 trở lên, có thể sử dụng ao đă nuôi tôm thâm canh hoặc bán thâm canh để làm ao ương cái bống kèo giống. Ao khi sử dụng phải có bờ ao chắc chắn không bị rò rỉ nước. Độ mặn trong ao ương nuôi dao động từ 6 - 25%o. Trong quá trình ương, hạn chế tối đa điều kiện môi trường nước bị ngọt hóa, ảnh hưỏng đến tốc độ tăng trưởng và bệnh ngoại kí sinh.
Trước khi thả cá vào ương, ao phải được chuẩn bị theo các bước yêu cầu kỹ thuật sau:
- Tát cạn ao, dọn sạch cây cỏ thủy sinh trong ao, bắt hết cá tạp, cá dữ (cá chèm, cá nâu, rô phi...) và các loài địch hại hại cá như rắn, đẻn... Đây là khâu rất quan trọng góp phần nâng cao tỷ lệ sống và năng suất cá ương.
- Nếu ao ương trước đó không nuôi tôm biển và vẫn có lớp bùn đáy khá dày (30 - 40 cm), cần sên vét lớp bùn đáy ao ương còn lại khoảng 5-10 cm. Riêng đối với ao ương sử dụng từ ao nuôi tôm sú bán thâm canh, có thể không cần phải sên vét lớp bùn đáy, chỉ cần đảo bùn để đáy ao thoáng và giảm bớt các khí độc hại, tạo điều kiện sinh vật trong đáy ao phát triển tốt. Trường hợp ao ương, nuôi không có tạp, nền đáy ao nuôi phải được phơi khô và cày xới một lớp đất mặt mỏng ở đáy ao, sau đó bón lót thêm phân vô cơ (DAP) với liều lượng từ 200 - 300 gr/100 m2 ao để gây nuôi thức ăn tự nhiên, chủ yếu là các loài phiêu sinh động, thực vật và động vật đáy cho cá ở giai đoạn ương.
- Rải vôi bột đáy và mái bờ ao, lượng dùng 7-10 kg/100 m2 để hạ phèn và diệt các mầm bệnh còn trong ao, sau đó phơi đáy ao từ 2 - 3 ngày.
- Bón phân hữu cơ (phân đã ủ mục), liều lượng 10 - 15 kg/100 m2; hoặc phân vô cơ (như N-P-K, phân DAP), liều lượng 200 - 250 g/100 m2 để gây nuôi các loài thủy sinh động thực vật trong nước và đáy ao phát triển làm thức ăn tự nhiên cho cá. Sau đó định kỳ bón phân hàng tuần với liều lượng như trên để tiếp tục gây thức ăn tự nhiên cho cá. Đối với ao đã nuôi tôm sú dùng cho ương cá kèo thì không cần bón lót phân hữu cơ, có thể bón phân vô cơ hỗn hợp NPK hoặc DAP và bón bổ sung theo định kỳ.
Cấp nước vào ao
Mức nước trong ao ương giống ở giai đoạn ban đầu được điều chỉnh thấp (10 - 20 cm) nhằm tạo cho ao nuôi có được điều kiện vừa có nước và vừa có đất ẩm, thấp, thích hợp với đặc điểm sinh thái, giúp cá kèo có thể tồn tại và phát triển thuận lợi trong hệ thống ao nuôi. Sau 2 tuần ngày thả ương, mức nước trong ao nuôi được điều tiết tăng dần đến 30 - 40 cm và sau 1 tháng ương mức nước trong ao được tiếp tục dâng cao từ 70 - 90 cm nhằm tạo điều kiện để cá nuôi có đủ không gian hoạt động cho quá trình sống, tăng trưởng và phát triển tốt trong ao.
Thả cá
Cá để ương nuôi thường được thu hoạch từ các đáy và vận chuyển về ao (cỡ cá 15.000 - 17.000 con/ly, thân cá còn trong, vận động bị động theo dòng nước chảy). Nên vận chuyển cá và thả cá vào lúc trời mát (buổi sáng hoặc chiều mát) để không ảnh hưỏng đến sức khỏe của cá con. Phải kiểm tra nhiệt độ và độ mặn trong ao đảm bảo tương đương với nhiệt độ và độ mặn ở môi trường cá con rồi mới thả cá vào ao. Nếu độ mặn trong ao và trong bao chứa cá có chênh lệch, phải tiến hành thuần hóa từ từ cho đến khi độ mặn hai bên cân bằng thì mới thả cá. Đồng thời nếu nhiệt độ trong ao cao hơn hoặc thấp hơn trong bao chứa cá thì phải để bao chứa cá trong ao từ 15 - 20 phút nhằm cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bao cá rồi mới mở miệng bao đưa cá ra từ từ.
Mật độ cá con thả ương trong ao từ 250 - 300 con/m2 không nên thả ương vói mật độ quá dày (trên 400 con/m2), sê khó quản lý môi trưòng ao và cá sẽ chậm lốn. Cũng không nẻn ương quá thưa dưới 100 con/m2 sẽ lãng phí diện tích ao ương và hiệu quả kinh tế sẽ không cao.
Quản lý ao ương cá giống
Trong tuần đầu tiên khi mới thả ương, cá ăn thức ăn tự nhiên trong ao là chính. Thức ăn tự nhiên lúc này bao gồm các loài động thực vật thủy sinh và động vật đáy trong ao được hình thành từ quá trình cải tạo ao trước đó. Ngoài ra cho cá ăn thêm thức ăn khác như cám mịn, bột đậu nành. Từ tuần thứ hai trở đi, cần cung cấp thêm thức ăn trực tiếp cho cá như thức ăn tự chế biến và thức ăn công nghiệp. Thức ăn chế biến hay công nghiệp có hàm lượng đạm 30 - 32% và trộn thêm premix khoáng (0,1%) hoặc vitamin (A, C, D - 20 - 50 mg/kg thức ăn).
Cần phải theo dõi hoạt động và tập tính ăn của cá để tính toán và điều chỉnh được lượng thức ăn cho cá hàng ngày. Khẩu phẩn ăn được tính như sau:
- Trong tuần đầu tiên: thức ăn tự nhiên + 50 gam bột đậu nành (hoặc cám mịn) cho 10.000 con cá.
- Từ tuần thứ hai trở đi: khẩu phần ăn thức ăn chế biến là 10 - 15% trọng lượng thân/ngày, thức ăn viên công nghiệp là 3 - 5% trọng lượng thân/ngày.
- Từ tuần thứ tư: khẩu phần ăn thức ăn chế biến là 7 - 10% trọng lượng thân/ngày, khẩu phần ăn thức ăn viên công nghiệp là 2 - 3% trọng lượng thân/ngày.
Mỗi ngày cho cá ăn 3 - 4 lần, cho ăn vào lúc trời mát cá sẽ nổi lên ăn nhiều và cá được ăn đều. Theo dõi và điều chỉnh thức ăn cho phù hợp và đủ số lượng, tránh lãng phí.
Ngoài các loại thức ăn trên đây, có thể sử dụng phân hữu cơ (phân đã ủ hoai mục) và phân vô cơ hỗn hợp (NPK, DAP) để bón cho ao theo định kỳ và theo mức độ phát triển thức ăn tự nhiên trong ao. Lượng phân bón như sau:
- Phân hửu cơ: định kỳ 7 - 10 ngày/lần. mỗi lần 12 - 15 kg/100 m2.
- Phân vô cơ: 0,3 - 0,4 kg/100 m2.
Khi bón phân hữu cơ hoặc phân vô cơ, phân được rải đều, sau đó có thể trộn đều phân với lớp bùn trên mặt ao trước khi đưa nước vào ao.
Quản lý môi trường ao ương cá
Để đảm bảo môi trường ao thích hợp cho sự phát triển cùa cá ương nuôi, cần phải chú ý chất lượng nước, mức nước trong ao và các yếu tố lý, hóa trong nước như hàm lượng oxy hòa tan, nhiệt độ, pH. độ mặn. Chú ý trong quá trình ương, không để nước bị ngọt hóa làm cho cá bị sốc, chậm lớn và làm cho cá dễ nhiễm bệnh, nhất là các bệnh ký sinh trùng, nấm và giun sán.
Mức nước trong ao ương tăng dần từ khi thả cá và đạt cao nhất vào tuần thứ tư. Để đảm bảo đủ hàm lượng oxy hòa tan rong nước, mỗi tuần thay nước ao một lần, mỗi lần 50% lượng nước ao. Từ tuần thứ tư, cá đã dần dần hoàn chỉnh tất cả các ơ quan, trên thân bắt đầu xuất hiện sắc tố. nhưng cá chưa thể hiện tập tính đào hang và chưa sống chui trong hang. Trong giai đoạn này duy trì mức nước ao cao để giữ nhiệt độ ổn định thích hợp cho cá từ 28 - 30°C; khi pH của nước vượt quá 9 do tảo phát triển quá mạnh, phải kịp thời thay nước để giữ pH trở lại trung tính. Chú ý khi thay nước nên kiểm tra độ mặn của nước cấp để không làm thay đổi đột ngột độ mặn làm cá bị sốc và dễ chết.
Thu hoạch cá giống
Sau khi ương từ 35 - 40 ngày, cá giống có thể đạt kích cỡ chiều dài 3 - 5 cm, trọng lượng 0,6 - 1 g con (1.000 - 1.500 con/kg). Do cá thu từ tự nhiên nên ngày tuổi của đàn cá thả ương cũng không hoàn toàn đồng nhất, vì vậy trong quá trình ương sẽ có tình trạng cá lớn không đều, có nhiều kích cỡ.
Để thu hoạch cá giống, ta có thể dùng lưới để kéo. Nên dùng loại lưới sợi mềm, không có gút lưới (loại lưới dệt) để kéo, giữ cho cá không bị sây sát. Do trong giai đoạn cá giống, cá chưa có tập tính chui rúc nên việc thu hoạch cá không khó khăn như giai đoạn thu hoạch cá thịt, cần phải kéo lưới từ từ làm nhiều lần để thu cá triệt để và giữ cho cá khỏe. Cá giống khi thu đến đâu phải tính toán số lượng và đưa ngay sang ao nuôi cá thịt. Nếu vận chuyển cá đi xa, phải nhốt cá trong giai đặt trong ao nước sạch và có sục khí liên tục.
Hình 5. Cá kèo giống
Tỷ lệ sống cá ương nuôi có thể đạt từ 50 - 80%. Tuy vậy, trong số cá giống ương nuôi, có thể lẫn lộn một số loài không phải cá kèo, cần được lọc ra và loại bỏ trước khi thả nuôi cá thịt. Tỷ lệ lẫn giống nhiều hay ít tùy thuộc vào từng đợt thu cá trong tự nhiên. Để tính số lượng cá, người ta thường đong cá bằng ly (cốc nhỏ) và đếm số cá có trong ly mẫu đó; rồi từ một ly cá mẫu, đong toàn bộ số cá có được bao nhiêu ly để tính ra số lượng cá giống ương được trong ao. Hiện nay ở các vùng nuôi cá kèo các tỉnh Nam bộ đều tính số cá giông theo cách đong đếm ly như trên.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay nguồn giống cá kèo nuôi thương phẩm được thu từ tự nhiên nên còn phụ thuộc rất lớn vào người đánh bắt con giống và mùa vụ.
Ao có diện tích từ 1.000 m2 trở lên, có thể sử dụng ao đă nuôi tôm thâm canh hoặc bán thâm canh để làm ao ương cái bống kèo giống.
Ở vùng ven biển có thể sử dụng ao nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh hoặc ao nuôi quảng canh để nuôi luân canh cá kèo.