Biện pháp tỉa cành nâng cao năng suất ca cao
Nếu áp dụng không đúng kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại có thể mất đến 40 -50% sản lượng ca cao. Do đó cần áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại để nâng cao năng suất giai đoạn kinh doanh là cần thiết, nhất là biện pháp tỉa cành tạo tán, theo thông tin từ Trạm Khuyến nông Châu Thành (Hậu Giang).
Điều chỉnh cây che bóng: cắt các cành sà, cành vươn xa làm ảnh hưởng sự phát triển tán ca cao, đảm bảo bộ tán cây ca cao nhận được tối thiểu 60% ánh sáng để cây quang hợp tốt, tổng hợp dinh dưỡng nuôi cây, hoa, quả.
Mục đích của việc tỉa cành tạo tán là tạo tán cây cân đối, tránh đỗ ngã, dễ đi lại chăm sóc và thu hoạch, giảm cạnh tranh dinh dưỡng, tập trung dinh dưỡng nuôi thân và trái, để phòng trừ sâu bệnh, giúp vườn ca cao có năng suất cao và bền vững.
Tỉa cành giai đoạn kinh doanh cần tỉa chồi vượt mọc ra từ gốc ghép, thân chính. Tỉa các cành sâu bệnh, để tránh lây lan mầm bệnh cho trái và thân. Tỉa các cánh có xu hướng hướng vào thân chính. Tỉa các cành nhỏ bên trong thân và cành cấp 1 để vườn thông thoáng. Khống chế chiều cao của vườn cây từ 3,5m trở lại bằng cách thường xuyên hạm ngọn.
Lưu ý khi tỉa cành: tỉa cành lấy năng suất (lần 1) bắt đầu sau khi kết thúc thu hoạch, tốt nhất khi mưa đầu mùa khoảng 15 ngày. Tỉa cành duy trì (lần 2): khoảng tháng 9 - 10, trước khi kết thúc mùa mưa 1 - 2 tháng.
Tỉa thường xuyên (quanh năm): cành tăm, cành sâu bệnh, chồi vượt, cành xà thấp… khi chăm sóc hàng ngày. Không tỉa quá mạnh tay, để trống tán đối với những vườn không che bóng.
Không nên tỉa hết cành cấp 2, cấp 3 và để quá nhiều thân trên 1 cây. Cần bổ sung chồi mới đối với những cây trống thân. Phải cưa sát và bôi thuốc gốc đồng sau khi cắt bỏ các cành lớn, theo thông tin từ Trung tâm phát triển cộng đồng CDC.
Có thể bạn quan tâm
Thời điểm giá mủ cao, người nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đổ xô chặt bỏ cây điều để trồng cao su. Tuy nhiên, sau thời gian dài giá mủ xuống thấp, thêm vào đó hai năm trở lại đây, điều được mùa, được giá, dễ trồng và ít công chăm sóc, người dân lại chặt cao su để trồng điều.
Tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và có hiệu quả, từ đó giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên cây chè, đặc biệt dừng sử dụng Fipronil - hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm độc 2, không được đăng ký sử dụng trên cây chè tại Việt Nam.
Trong hơn 10 năm trở lại đây, các sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc trong xuất khẩu, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.
Tiếp tục đà sụt giảm từ đầu năm đến nay, tính chung 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 3,53 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2014.
Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.