Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biện pháp tỉa cành nâng cao năng suất ca cao

Biện pháp tỉa cành nâng cao năng suất ca cao
Publish date: Wednesday. July 29th, 2015

Nếu áp dụng không đúng kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại có thể mất đến 40 -50% sản lượng ca cao. Do đó cần áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại để nâng cao năng suất giai đoạn kinh doanh là cần thiết, nhất là biện pháp tỉa cành tạo tán, theo thông tin từ Trạm Khuyến nông Châu Thành (Hậu Giang).

Điều chỉnh cây che bóng: cắt các cành sà, cành vươn xa làm ảnh hưởng sự phát triển tán ca cao, đảm bảo bộ tán cây ca cao nhận được tối thiểu 60% ánh sáng để cây quang hợp tốt, tổng hợp dinh dưỡng nuôi cây, hoa, quả.

Mục đích của việc tỉa cành tạo tán là tạo tán cây cân đối, tránh đỗ ngã, dễ đi lại chăm sóc và thu hoạch, giảm cạnh tranh dinh dưỡng, tập trung dinh dưỡng nuôi thân và trái, để phòng trừ sâu bệnh, giúp vườn ca cao có năng suất cao và bền vững.

Tỉa cành giai đoạn kinh doanh cần tỉa chồi vượt mọc ra từ gốc ghép, thân chính. Tỉa các cành sâu bệnh, để tránh lây lan mầm bệnh cho trái và thân. Tỉa các cánh có xu hướng hướng vào thân chính. Tỉa các cành nhỏ bên trong thân và cành cấp 1 để vườn thông thoáng. Khống chế chiều cao của vườn cây từ 3,5m trở lại bằng cách thường xuyên hạm ngọn.

Lưu ý khi tỉa cành: tỉa cành lấy năng suất (lần 1) bắt đầu sau khi kết thúc thu hoạch, tốt nhất khi mưa đầu mùa khoảng 15 ngày. Tỉa cành duy trì (lần 2): khoảng tháng 9 - 10, trước khi kết thúc mùa mưa 1 - 2 tháng.

Tỉa thường xuyên (quanh năm): cành tăm, cành sâu bệnh, chồi vượt, cành xà thấp… khi chăm sóc hàng ngày. Không tỉa quá mạnh tay, để trống tán đối với những vườn không che bóng.

Không nên tỉa hết cành cấp 2, cấp 3 và để quá nhiều thân trên 1 cây. Cần bổ sung chồi mới đối với những cây trống thân. Phải cưa sát và bôi thuốc gốc đồng sau khi cắt bỏ các cành lớn, theo thông tin từ Trung tâm phát triển cộng đồng CDC.


Related news

Tôm nước lợ đảo chiều tăng giá mạnh vào cuối năm Tôm nước lợ đảo chiều tăng giá mạnh vào cuối năm

Gần 1 tháng nay, giá tôm nước lợ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trở lại nên nông dân nuôi vụ tôm cuối năm 2015 vô cùng phấn khởi.

Wednesday. November 25th, 2015
Chuỗi sản xuất, xuất khẩu cá tra tiếp tục khó khăn Chuỗi sản xuất, xuất khẩu cá tra tiếp tục khó khăn

Tính đến hết tháng 10/2015, tổng giá trị XK cá tra đạt 1,3 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2014. Cả chuỗi giá trị sản xuất và XK cá tra đều gặp nhiều khó khăn và không có lãi.

Wednesday. November 25th, 2015
Khai thác tiềm năng nuôi trồng thủy sản Khai thác tiềm năng nuôi trồng thủy sản

Với diện tích nuôi trồng thuỷ sản tương đối lớn, những năm qua, phát huy tiềm năng, thế mạnh về diện tích mặt nước, xã Thịnh Hưng đã vận động nhân dân tập trung nuôi trồng thuỷ sản, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân trong xã.

Wednesday. November 25th, 2015
Hội thảo Hiện trạng và tiềm năng phát triển cá cảnh tại Việt Nam Hội thảo Hiện trạng và tiềm năng phát triển cá cảnh tại Việt Nam

Tại hội thảo “Hiện trạng và tiềm năng phát triển cá cảnh tại Việt Nam” do Sở NN&PTNT TP.HCM, Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức ngày 19/11/2015 tại TP.HCM, đa số các đại biểu đều thống nhất cần xây dựng thương hiệu cá cảnh Việt Nam, đánh thức tiềm năng phát triển của ngành này.

Wednesday. November 25th, 2015
Xuất khẩu cá tra cần hướng về thị trường trọng điểm Xuất khẩu cá tra cần hướng về thị trường trọng điểm

Xuất khẩu cá tra sang EU có thể tăng từ 19% hiện nay lên 40% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong những năm tới nếu các doanh nghiệp (DN) có những chiến lược marketing thương hiệu tốt, hướng đến các thị trường giá cao, chất lượng cao.

Wednesday. November 25th, 2015