Home / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Biện pháp phòng và trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi

Biện pháp phòng và trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi
Publish date: Wednesday. November 11th, 2015

1. Dấu hiệu bệnh lý:

– Cá yếu bỏ ăn và bơi lờ đờ trên tầng mặt.

– Cá có hậu môn, gốc vây, mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết.

– Giải phẫu trong xoang bụng chứa nhiều dịch, ruột xuất huyết và chứa các bọt khí.

2. Phòng và trị bệnh:

Phòng bệnh:

-Những ngày nắng nóng cần giảm lượng thức ăn từ 30 – 40% hoặc cắt bỏ bữa ăn vào buổi trưa. Vì khi cho cá ăn nhiều, cá thải ra nhiều, nắng nóng tốc độ phân hủy chất dư thừa càng nhanh, nước ao ô nhiễm càng cao và sinh bệnh cho cá.

– Xử lý môi trường ao nuôi bằng Vicato với liều lượng 1kg cho 2.000m3nước. Lưu ý không dùng vôi vì khi dùng vôi pH tăng thì độc tố NH3 trong ao cũng tăng theo gây hại cho cá. Sau 3 – 5 ngày xử lý nước ao bằng Vicato, người nuôi nên sử dụng các chế phẩm sinh học như Biobacter, Biopower với liều lượng 1kg cho 8.000 – 10.000m3 nước ao nuôi sẽ xử lý nước đục, nước nhờn, váng nhớt, làm sạch nước, ổn định pH, khử mùi hôi thối, phân hủy nhanh xác động thực vật, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ.

– Định kỳ bổ sung Vitamin C bằng cách trộn vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 20 – 30mg/1kg cá/ ngày.

– Dùng tỏi xay nhuyễn với liều lượng 1kg cho 10 kg thức ăn và cho cá ăn liên tục 3 – 5 ngày liên tục, một tháng cho cá ăn 1 – 2 lần.

Trị bệnh:

– Cho ăn thuốc kháng sinh điều trị liên tục 3-5 ngày: Sáng cho ăn E.MOS FOR FISH với liều 100g/tấn cá. Chiều cho ăn ZINAPRIN với liều 50g/tấn cá.

-Sau khi cho ăn kháng sinh nên cho ăn thuốc giải độc gan thận BODY GUARD và bổ sung Vitamin và khoáng vi lượng thiết yếu vào thức ăn: C – FEED, TOTALGROW.


Related news

Nuôi cá rô phi vụ đông xuân Nuôi cá rô phi vụ đông xuân

Cá Rô phi O.Niloticus sống chủ yếu ở nước ngọt, có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở nước biển có độ mặn dưới 20‰

Sunday. January 25th, 2015
Cá nổi đầu trong ao và giải pháp khắc phục Cá nổi đầu trong ao và giải pháp khắc phục

Thời tiết đang giao mùa thay đổi thất thường, nắng mưa xen kẽ, cá nuôi trong ao thường có hiện tượng cá bị nổi đầu nhiều từ 5 giờ sáng đến 11 giờ trưa

Friday. January 23rd, 2015
Tiến bộ trong việc quản lý cá rô phi bố mẹ Tiến bộ trong việc quản lý cá rô phi bố mẹ

Việc sản xuất cá rô phi giống tương đối dễ dàng, khi tất cả các giống cá rô phi trưởng thành sớm (trong vòng 4 đến 6 tháng)

Friday. January 16th, 2015
Quản lý nuôi cá rô phi trên bè ở Brazil Quản lý nuôi cá rô phi trên bè ở Brazil

Phần lớn việc mở rộng nuôi trồng cá rô phi của Brazil diễn ra trong các lồng nổi với hệ thống khung vững chắc

Monday. January 12th, 2015
Kỹ thuật tạo giống cá rô phi đơn tính toàn đực Kỹ thuật tạo giống cá rô phi đơn tính toàn đực

Các loài cá rô phi (Oreochromis sp.) đều thành thục và sinh sản rất sớm (5-7 tháng tuổi)

Sunday. January 4th, 2015