Biện Pháp Phòng Trừ Ruồi Đục Thân Và Sâu Đục Quả Đậu Tương
Ruồi đục thân và sâu đục quả đậu tương Có 2 loài gây hại chính cho đậu tương ở những vùng Châu Á nhiệt đới, ruồi hại hạt và sâu đục quả. Chúng gây nhiều tác hại trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Việc phòng trừ chúng cần được thực hiện sớm.
Ruồi đục thân (Ophiomya phaseoli)
Loài côn trùng này hại cây đậu tương còn non từ lúc nảy mầm cho tới 2 tuần tuổi. Nếu chúng phá hoại các cây đậu tương khi được 10 ngày tuổi, thì tỷ lệ chết của cây sẽ là khoảng 90%. Nếu chúng phá hoại khi cây đã cứng cáp hơn một chút, thì hầu hết cây sẽ được sống sót, nhưng còi cọc và ốm yếu.
Những triệu chứng gây hại:
Những triệu chứng đầu tiên là các đốm trắng trên cây con và các lá thứ 1 hoặc thứ 2, ở đó ấu trùng đang hút nhựa cây.
Những triệu chứng tiếp theo càng rõ rệt hơn. Ấu trùng đục rãnh trên cây con và trên lá thứ nhất hoặc thứ hai. Các rãnh xuất hiện thành các đường cong màu nâu trên bề mặt lá.
Nếu bị hại nặng, cây đậu tương héo rũ, vì rễ không thể vận hành bình thường để chuyển vận nước và các chất dinh dưỡng. Trong vòng 2 tuần, những cây bị phá hại sẽ chết.
Phòng trừ
Trước khi trồng, xử lý hạt bằng cách trộn với Marshal 25 ST, theo tỷ lệ 10g/kg hạt. Sử dụng Monokrotofos 15% với lượng 2 lít/ha cho các cây đã gieo được 8 ngày để giết bất cứ ấu trùng nào còn sống sót. Phương thức này có thể làm giảm bớt những sự phá hại của loài ruồi hại hạt tới 92%.
Sâu đục quả (Etiella spp.)
Sâu đục quả phá hại ở giai đoạn hình thành quả. Nếu chúng phá khi cây đậu tương được 42-50 ngày tuổi, thì năng suất mất khoảng 78%.
Triệu chứng
Triệu chứng ban đầu là lớp màng phủ trắng trên bề mặt của quả, ấu trùng nằm trong đó. Khi ấu trùng lớn, thì quả bị hại kém phát triển.
Ấu trùng sống bên trong hạt, tạo thành một lỗ màu nâu sậm trên hạt và đùn các phần đã ăn ra ngoài. Nhìn từ bên ngoài, quả có vẻ teo tóp lại.
Những triệu chứng về sau thường thấy là xuất hiện hai lỗ hay điểm trên vỏ quả, tức là ấu trùng đã rời đi và đã trở thành bướm. Bướm nhỏ và có màu nâu, và sẽ đẻ trứng trên hoa và quả non của cây đậu tương.
Phòng trừ sâu đục quả
Kiểm tra thường xuyên cây đậu tương, từ lúc bắt đầu hình thành quả tới lúc hạt phát triển đầy đủ. Ngay khi phát hiện thấy ấu trùng thì cần phải tiến hành phun thuốc bảo vệ như Karphos với lượng 0,5-1,0lít/ha hoặc Marshal 2 lít/ha. Việc đánh giá cho thấy phương thức này có thể làm giảm sự phá hại của sâu đục quả tới 64%.
Related news
Ruồi đục thân và sâu đục quả đậu tương Có 2 loài gây hại chính cho đậu tương ở những vùng Châu Á nhiệt đới, ruồi hại hạt và sâu đục quả. Chúng gây nhiều tác hại trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Việc phòng trừ chúng cần được thực hiện sớm
Cây đậu tương được trồng rộng rãi ở các vùng sinh thái khác nhau. ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cây đậu tương được trồng với diện tích lớn như Bắc Giang (8.700 ha), Sơn La (8000 ha), Cao Bằng (7.500 ha). Tuy nhiên, diện tích trồng cây đậu tương có thể phát triển nhiều hơn nữa trên nhiều loại đất khác nhau của miền núi (đồi, gò, nương rẫy...) có thể trồng xen với cây ăn quả, cây rừng chưa khép tán, cây công nghiệp ngắn ngày như mía và trồng luân canh với cây lương thực như ngô, lúa nương.
Thời vụ trồng đậu tương hè giữa hai vụ lúa thường rất ngắn. Nếu trồng đậu tương hè trên chân ruộng thu hoạch lúa muộn, bà con cần làm mạ đậu tương.
Bệnh còn được gọi là “bệnh vết phồng vi khuẩn“ hay “bệnh đốm ướt“. Sau bệnh rỉ, đây là bệnh khá phổ biến trên nhiều giống đậu nành. Ở một số nơi chuyên canh đậu nành trên thế giới, như ở tiểu bang lllinois (Mỹ), hầu hết các giống đều bị nhiễm bệnh này. Bệnh thích hợp trong điều kiện khí hậu ấm áp, lan truyền từ năm này sang năm khác bằng lá bị bệnh và cũng có thể từ hạt giống.
Triệu chứng bệnh Bệnh xuất hiện ở cây con và cả cây trưởng thành. các lá dưới thấp bị vàng trước rồi lan dần lên các lá trên, sau cùng cả cây bị vàng héo, lá rụng dần. Rễ bị thối, phát triển kém. Gốc thân có nhiều sợi nấm trắng bao quanh dày đặc. Trong thân, các mô dẫn truyền có màu nâu và có nấm phát triển.