Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Biện Pháp Phòng Chống Rét Cho Lúa Đông Xuân

Biện Pháp Phòng Chống Rét Cho Lúa Đông Xuân
Ngày đăng: 17/07/2013

Vụ đông xuân tại các tỉnh miền núi phía Bắc thường phải đối diện với thời tiết rét đậm, rét hại khiến nhiều diện tích mạ và lúa mới cấy bị chết. Để tránh thiệt hại về kinh tế, bà con cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:

Đối với mạ:

- Lựa chọn lịch gieo phù hợp: Để hạn chế rét đậm, rét hại nên gieo mạ tập trung vào vụ xuân muộn từ 1/2- 20/2, đồng thời nên sử dụng các giống ngắn ngày trong cơ cấu vụ xuân để gieo cấy như Khang dân 18, HT1, DT122, Shan ưu 63...

- Khi gieo phải chọn nơi kín gió, gần nguồn nước nhằm hạn chế tác hại của gió rét và điều tiết nước để chống rét cho mạ.

- Chủ động nguồn phân chuồng hoai mục, lân và kali để bón lót cho mạ:

+ Đối với mạ lúa thuần lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360m2) là 300- 400kg phân chuồng hoai mục, 15- 17kg lân và 1,5- 2kg kali.

+ Đối với mạ lúa lai: Lượng phân bón lót là 300 - 400kg phân chuồng hoai mục, 15- 20kg lân và 2- 3kg kali.

- Để cho cây mạ khoẻ, tăng sức chống rét cần chuẩn bị hạt giống tốt, chắc mẩy, phơi lại dưới nắng nhẹ trước khi ngâm từ 20 - 24 giờ. Xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ bằng nước nóng 54 độ C trong 10 phút hoặc các thuốc trừ vi khuẩn, thuốc trừ nấm theo đúng quy trình kỹ thuật.

+ Sau khi gieo mạ xong cần che phủ nylon nhằm tránh sương muối vào ban đêm. Ban ngày nếu trời ấm cần mở nylon ra để luyện mạ, giúp lá quang hợp trực tiếp ánh sáng mặt trời.

+ Kiểm tra ruộng mạ thường xuyên, luôn giữ đủ nước cho mạ. Đối với mạ gieo trên sân có thể đun nước ấm ( 28 - 30 độ C) để tưới. Cần tưới vào buổi chiều khi đã tan sương. Nếu mạ sinh trưởng kém cần phun hỗ trợ phân bón lá cho mạ nhằm giúp mạ nhanh hồi phục, khoẻ cây, ra rễ mới trước khi nhổ cấy.

Đối với lúa xuân mới cấy:

- Ruộng cấy cần làm đất kỹ, bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục và phân lân theo đúng quy trình kỹ thuật nhằm tạo nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho lúa sinh trưởng tốt hơn, tăng khả năng chống rét.

- Trong những ngày rét đậm (nhiệt độ dưới 18 độ C) không nên nhổ mạ cấy và không được bón thúc đạm cho lúa.

- Những ngày thời tiết nắng ấm (nhiệt độ trên 20 độ C) nên tranh thủ bón thúc phân đạm và kali kết hợp với làm cỏ sục bùn.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bảo Quản Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bảo Quản

Nhằm giúp bà con nông dân khắc phục những tình trạng như: nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, tự bốc nóng…của hạt thóc sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng của thóc không bị giảm, giữ được hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cũng như đáp ứng yêu cầu sức khỏe cho người và vật nuôi, chúng tôi xin giới thiệu các kỹ thuật cơ bản để bảo quản lúa cho phù hợp với điều kiện của hộ gia đình mình.

28/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Chuẩn Bị Đất Trồng Kỹ Thuật Trồng Lúa - Chuẩn Bị Đất Trồng

Đối với vụ Đông xuân: Dọn sạch cỏ. Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo. Đối với vụ Hè thu: Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm.

28/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Chuột Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Chuột

Phối hợp nhiều biện pháp cùng 1 lúc: Thời vụ tập trung, vệ sinh đồng ruộng, đặt bẫy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang, dùng chó săn bắt.

28/10/2013
Ngâm Ủ Hạt Giống Ngâm Ủ Hạt Giống

Thực hiện tốt các khâu kỹ thuật ngâm ủ hạt giống sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao, loại bỏ được một số loại bệnh hại và kí sinh trên hạt Phơi lại hạt giống: Hạt giống cần phơi lại 6- 8 giờ trong nắng nhẹ (không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi lại có tác dụng làm cho hạt hút nước nhanh, xúc tiến hoạt động của hệ thống men, tăng khả năng nảy mầm.

28/10/2013
Rầy Lưng Trắng Rầy Lưng Trắng

Tên khoa học: Sogatella furcifera Horvath) Thuộc Họ: Delphacidae Bộ: Homoptera Đặc điểm hình thái:

29/10/2013