Biện pháp kỹ thuật hạn chế tôm càng xanh ăn thịt lẫn nhau

Chính vì vậy để hạn chế bớt hiện tượng này có 3 biện pháp nên áp dụng là:
- Cho tôm ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng.
Vì khi tôm ăn no, dinh dưỡng đầy đủ, chu kỳ lột xác sẽ diễn ra tương đối đồng loạt, góp phần hạn chế bớt hiện tượng ăn thịt lẫn nhau.
Đặc biệt lưu ý về chất lượng thức ăn cho tôm với hàm lượng đạm phải phù hợp từng giai đoạn phát triển của tôm vì tôm càng xanh ăn tạp nghiêng về động vật cho nên đòi hỏi thức ăn phải có hàm lượng đạm cao.
- Khi cho ăn, không nên cho ăn một chỗ mà phải rải thức ăn đều khắp ao để hạn chế tôm di chuyển bắt mồi, vì nếu tôm đang đói lại phải di chuyển kiếm mồi, nếu gặp con mới lột xác, hiện tượng ăn thịt sẽ xảy ra.
Vì theo kinh nghiệm thực tế ở địa phương có nuôi thử nghiệm để so sánh thì thấy cho tôm ăn 1 chỗ có hiện tượng ăn thịt lẫn nhau nhiều hơn cho tôm ăn đều khắp ao.
- Thả chà trong ao làm chỗ dựa và chỗ trú ẩn cho tôm lột xác, giảm được hiện tượng ăn thịt lẫn nhau, tăng tỷ lệ sống tôm nuôi.
Chà được chất thành đống hình tròn hay vuông; số lượng đống chà tùy thuộc mật độ tôm nuôi; sử dụng chà tre, trăm bầu, bần, nhãn (nếu chà tươi nên ngâm xử lý trước).
Hạn chế sử dụng chà của cây có tinh dầu (tràm, bạch đàn, cam…).
Nếu người nuôi thực hiện tốt các vấn đề trên tin chắc rằng vụ nuôi sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.
Có thể bạn quan tâm

Tôm càng xanh Macrobrachium rosenberggi sống trong môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao, ruộng cấy lúa, là sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế, có nhu cầu ở thị trường trong và ngoài nước. Tôm càng xanh đực và cái có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng, kích cỡ khi thu hoạch, thường cuối vụ nuôi tôm đực có kích thước lớn hơn đáng kể so với tôm cái. Việc tạo đàn tôm càng xanh toàn đực phục vụ nuôi tôm càng xanh có năng suất, kích thước lớn khi thu hoạch là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản.

Theo kế hoạch năm 2005, tỉnh AG sẽ thả nuôi 870 ha tôm càng xanh. Ðến nay các địa phương như huyện Châu Phú, Châu Thành, huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên đã thả nuôi trên diện tích gần 200 ha, đạt trên 20% so với kế hoạch tập trung chủ yếu là mô hình nuôi tôm chân ruộng. Về con giống tỉnh An Giang có Trung tâm giống Thuỷ sản tỉnh, trại giống Mỹ Châu, trại giống huyện Thoại Sơn và khoảng 20 trại ương giống khác của các trang trại tư nhân sẽ cung ứng gần 50 triệu con tôm giống.

Chúng có mặt ở hầu hết các vùng nước ngọt nội địa như sông, hồ, đầm lầy, mương ao cũng như các vùng cửa sông. Hầu hết các loài đều cần có nước lợ cho các giai đoạn biến thái của ấu trùng. Một số loài thích nghi môi trường nước trong, một số loài khác gặp trong điều kiện nước rất đục như Tôm Càng Xanh M. rosenbergii.

Tôm và các loài giáp xác khác đều lột vỏ để tăng trưởng. Trường hợp tôm càng xanh không lột vỏ là do nguồn thức ăn cung cấp cho tôm không thoả đáng; nguồn nước ao nuôi bẩn, ô nhiễm, lượng oxy hoà tan trong nước không đủ cho nhu cầu hô hấp của tôm; tôm bị bệnh như bệnh đóng rong...

Được Trung tâm Khuyến nông huyện chọn làm điểm xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh, ông Bùi Văn Mỹ ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nuôi trên quy mô 1ha gồm 4 ao