Biện pháp kích thích heo động dục
Khả năng động dục trên heo nái sinh sản là chỉ tiêu phản ánh sự thích nghi của cơ thể đối với điều kiện thời tiết khí hậu, môi trường sống cũng như chế độ nuôi dưỡng chăm sóc để heo nái có khả năng sinh sản tốt và ngược lại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản trên heo nái gồm: yếu tố ngoại cảnh và yếu tố di truyền, trong đó yếu tố di truyền có vai trò ảnh hưởng rất lớn. Mỗi giống khác nhau thì tuổi thành thục, sức sản xuất cũng khác nhau.
Một số biện pháp kích thích heo nái động dục được sử dụng hiện nay như:
1/ Sử dụng tiêm PHSG (Crvohovmone , Premagon , Intergona ,Gestil) ở VN sử dụng thường xuyên cho heo chậm động dục , tiêm theo chu kỳ trước một tuần được tính từ thời gian động dục ở chu kỳ trước.
2/ Sử dụng tiêm huyết thanh ngựa chửa và Progesterone.
3/ Sử dụng chế phẩm Methalibua (Turisynohorne – Đức).
4/ Dùng đực kích thích: Phương pháp này người ta dùng con đực loại thải nhưng phải có tính hăng để kích thích và phát hiện con nái động dục (Không cho phối ).
5/ Sử dụng mùi con đực bôi lên mình con cái, hoặc lên mũi để kích thích sự động đực trên con cái. Ngày nay lợi dụng tính chất này người ta đã chế ra chế phẩm dạng khí (aerosol) để kích thích rất có hiệu quả.
Thời gian động đực của heo nái diễn biến từ 19 – 21 ngày, thời gian động dục kéo dài khoảng 3 – 4 ngày đối với heo nội địa và 4 - 5 ngày đối với heo ngoại (con lai). Nên muốn kích thích heo nái động dục thì người chủ nuôi phải nắm rõ chu kỳ lên giống, tốt nhất là có sổ ghi chép theo dõi đàn heo nuôi để tiện lợi cho việc quản lý chăm sóc tốt, đạt hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm
I. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh sưng phù đầu do trực khuẩn E.coli gây ra trên heo con sau khi cai sữa 4 - 10 ngày. Giai đoạn này heo con được tách khỏ i mẹ nên thường có thay đổi về thức ăn, dinh dưỡng, chuồng trại nuôi nhốt và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
1. Đối với lợn nái: Chủ hộ phải phát hiện được thời điểm lợn nái động dục và những triệu chứng lâm sàng trong quá trình động dục để người dẫn tinh viên kịp thời xử lý các tình trạng xấu ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ thai .
1. Ngộ độc sắt do chất lượng sắt: Chất lượng sắt kém: một số sản phẩm sắt không đạt yêu cầu kỹ thuật nên các phân tử sắt không được gắn kết vào cấu trúc của Dextran, phân tử sắt này ở dạng tự do rất dễ bị oxy hóa trong quá trình bảo quản sẽ gây ra những tác dụng phụ khi sử dụng: chất sắt tự lắng tụ tại chỗ, gây xót, mô bị hoại tử, viêm sưng tạo abxe tại chỗ, heo suy yếu và tiêu chảy sau khi tiêm sắt vài ngày,…