Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Bệnh phù đầu trên heo con sau cai sữa

Bệnh phù đầu trên heo con sau cai sữa
Tác giả: KHCNN
Ngày đăng: 21/12/2015

Mặt khác, những yếu tố stress bất lợi (thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm) hoặc chuồng trại thiếu vệ sinh cũng là nguyên nhân làm cho E.coli phát triển và gây bệnh.

Vi khuẩn cư trú ở ruột non sản sinh ra ngoại độc tố vào máu gây bại thành mạch; gây ra triệu chứng thần kinh; phù đầu, dạ dày và ruột ở heo con. Tỷ lệ chết khá cao (65 - 100%).

II. Triệu chứng

Bệnh thường diễn ra nhanh, heo chết đột ngột 1- 2 con trong đàn trong vòng 4 - 48 giờ từ khi phát hiện bệnh. Heo con to nhất trong đàn phát bệnh đầu tiên và chết đột ngột sau đó lây sang các con khác. Thường trước khi heo chết hàm cứng, co giật kiểu bơi chèo.

Hiện tượng phù thủng là triệu chứng đặc trưng của bệnh, thường thấy ở vùng đầu như: phù mí mắt làm mắt như lồi ra ngoài; phù ở hầu chèn ép thanh quản làm tiếng kêu khàn; phù thũng não và bị chèn ép dẫn đến những triệu chứng thần kinh như co giật, dáng đi lảo đảo, xiêu vẹo hay vấp ngã, liệt 2 chân sau, chuyển động mất định hướng, đâm đầu vào tường.

Thân nhiệt bình thường, không sốt, tiêu chảy màu phân hơi nâu, xuất huyết đỏ trên da, tím tái ở các đầu mút (lỗ tai, mõm, chóp đuôi, .…). Heo thở khó thường thở thể bụng.

III. Bệnh tích

- Heo chết nhanh vì thế ít giảm khối lượng, tích nước dưới da, phù mí mắt, tím ở ngực, máu đặc và thẫm.

- Dạ dày, ruột chứa đầy thức ăn không tiêu, thành ruột xuất huyết nặng. Đường cong lớn ở dạ dày thủy thủng. Màng treo kết tràng, ruột non, trực tràng, xoang ngực và bụng tích nước.

- Viêm màng phổi và viêm phổi nặng.

- Gan, lách sưng tụ huyết, xuất huyết.

- Hạch ruột, hạch bẹn, mí mắt, lỗ tai, mặt, thanh quản thủy thủng.

IV. Phòng bệnh

- Chuồng trại khô ráo, thóang mát, sạch sẽ.

- Định kỳ sát trùng tẩy uế chuồng trại các lọai: Bioclean, Iodox.

- Khi cai sữa nên giữ heo con ở lại chuồng và chuyển heo mẹ sang chuồng khác. Trong những ngày đầu cai sữa không cho ăn quá nhiều, giảm chất bột, đạm và tăng chất xơ trong khẩu phần.

- Tiêm vaccin E.coli phòng bệnh, tiêm bắp hoặc dưới da 1 liều = 2ml/con.

V. Điều trị

- Khi độc tố của E.coli đã nhiễm vào máu và heo đã sưng phù đầu thì việc điều trị sẽ không hiệu quả.

- Thường điều trị dự phòng bằng cánh sử dụng 1 trong các loại kháng sinh sau: Sodibio, Mycofloxacine 10%, Bio+B12, Clamoxyl L.A, Multibio : 1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp 1lần/ngày liên tục trong 3 - 5 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Phát hiện sớm lợn bị bệnh qua quan sát Phát hiện sớm lợn bị bệnh qua quan sát

Trong chăn nuôi nói chung và nuôi heo nói riêng, việc phát hiện bệnh của vật nuôi sớm sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho việc điều trị. Nhìn khi lợn bị bệnh sẽ có những biểu hiện sau: nằm im, mắt nhắm hay mở hi hí, đôi khi mắt có ghèn; thở mệt nhọc; nước tiểu vàng; mũi khô hoặc chảy nước mũi; hoạt động nặng nề, uể oải; bị táo bón hoặc tiêu chảy tanh hôi; ăn ít hoặc bỏ ăn, chỉ uống nước; thân nhiệt cao khoảng 40 - 42 độ C. Khi quan sát thấy những dấu hiệu bất thường của lợn mà chúng ta nhận ra như sau:

18/12/2015
Bệnh viêm cuống rốn ở heo con Bệnh viêm cuống rốn ở heo con

1) Nguyên nhân: Do sử dụng các dụng cụ như: dao, kéo, chỉ cột rốn không được vô trùng hoàn toàn

18/12/2015
Để lợn con mới cai sữa phát triển tốt Để lợn con mới cai sữa phát triển tốt

Muốn cho lợn con theo mẹ và lợn con mới cai sữa sinh trưởng, phát triển tốt nhất cần phải giải quyết tốt các yếu tố liên quan như sau:

18/12/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.