Bí Quyết Trồng Đại Táo

Mùa này ra chợ, chỗ nào cũng có bán táo. Trước đây, có nhiều giống táo được bán lắm! Nhưng ít năm trở lại đây, người ta chỉ bán chủ yếu giống táo có quả to mà được gọi là đại táo. Gọi là “đại táo” cũng không ngoa.
Quả của nó to thật. Có quả còn to hơn cả cái ly đựng nước trà. Đã vậy, nó lại thơm, ngon, giòn, ngọt, thịt quả dày, vỏ xanh nhạt rất hấp dẫn. Đi trên đường, thấy thúng táo mà tưởng người ta bán ổi. Thực ra, nhiều quả táo cũng ngang ngửa với quả ổi găng...
Đến thăm những gia đình trồng đại táo mới sướng mắt. Quả kín trên cây. Tất cả các cành đều phải chống vì quả quá nặng. Mỗi cây thu cả thúng quả mà vẫn còn đầy quả trên cây. Có lẽ, khó có cây nào mà năng suất lại vượt được đại táo.
Táo là loại cây mau cho thu hoạch. Đầu năm mà trồng nó là cuối năm đã được thu rồi. Ai dám bỏ đất để trồng vài chục gốc táo thì cuối năm tha hồ thu.
Ở Đăk Nông, có bác còn khoe với tôi là đã trồng tới 1.000 gốc táo. Chắc tới mùa thu hoạch, họ phải huy động vài xe ô tô tải mới liên tục đưa táo về thành phố bán được.
Ở rất nhiều làng phía Bắc, nhà nào cũng có ít nhất một vài cây táo. Nông dân mình bây giờ ăn cơm xong còn có cả đồ tráng miệng. Táo là loại quả được dùng thường xuyên. Chả ai nghĩ tới việc xuất khẩu vì tiêu thụ táo ở nội địa cũng đã đủ rồi.
Có mấy khi táo bị ế đâu! Nó lại ngon, bổ, tươi và không có tồn dư chất kích thích nên khách hàng rất ưa. Trồng táo lại quá dễ. Nó thích ứng rất rộng nên ở nước mình, chỗ nào cũng trồng được. Đất tốt, đất xấu, đất ruộng, đất vườn, đất đồng bằng, đất miền núi... đều trồng táo được hết.
Chỉ có điều, nó ưa ẩm chứ không ưa đất bị sũng nước. Do đó, chỗ trồng táo phải thoát nước tốt. Mặt khác, cây cho năng suất rất cao nên phải hết sức chú ý tới việc bón phân. Đã trồng táo thì nên đào hố và bón lót đầy đủ. Đất càng tốt, càng đủ phân thì năng suất càng cao.
Bộ rễ của cây táo rất phát triển, nó có thể ăn sâu tới hơn 1m và lan rộng tới 5-6m. Có nơi còn dùng cây táo làm cây chắn gió vì nó rất vững chắc. Tuy nhiên, cần lưu ý, táo là cây ưa sáng. Ta không nên trồng nó dưới tán các cây khác.
Ở phía Bắc, táo thường ra hoa vào tháng 6-9 và cho quả từ tháng 11-2. Còn ở phía Nam, táo có thể ra hoa quanh năm, cứ sau khi đốn cành 1-2 tháng là nó lại ra cành mới và ra hoa tiếp.
Hoa táo rất nhiều. Những vùng trồng nhiều táo nên kết hợp nuôi ong.
Để tăng năng suất cho táo, ta nên tiến hành khoanh vỏ. Khi trên cây hoa đã ra rộ, trên các thân cành chính, ta khoanh một khoanh vỏ rộng khoảng 1,5-2cm ngay sát dưới cành bên cuối cùng mang hoa. Biện pháp này sẽ giúp ta có thể tăng năng suất gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Hết vụ, ta đốn dưới vết khoanh để loại bỏ toàn bộ cành cũ. Cây sẽ ra cành mới cho năm sau.
Mọi nhà đều nên trồng táo. Giống đại táo có thể mua tại Viện Rau quả Hà Nội (điện thoại: 0913.564.528).
Related news

Thời gian gần đây, dịch lở mồm long móng (LMLM) tái bùng phát tại một số nơi trên địa bàn tỉnh khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan, ngành chuyên môn cùng chính quyền các địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đối phó.

Hơn 2 tháng nay, ngư dân Trần Đậu (thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, Duy Xuyên) phải gõ cửa các cấp, các ngành tìm kiếm sự trợ giúp khi lưới đang sản xuất trên biển bị cắt mất 87 tấm, thiệt hại ước tính hơn 250 triệu đồng.

Ngày 24.6, ông Đặng Văn Tiến – Phó Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Núi Thành cho biết, tại thôn Hòa An (xã Tam Giang) xảy ra dịch bệnh trên đàn trâu, bò làm 9 con bò mắc bệnh. Trạm Thú y huyện đã cử cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực tế tại cơ sở và tổ chức điều trị cho đàn gia súc.

Hằng năm, ở vùng biển gần bờ của Quảng Ngãi tháng giêng, hai thường trúng đậm cá cơm và vào thời điểm này trúng đậm cá nục. Các làng nghề chế biến cá nục, cá cơm khô hoạt động hết công suất. Vậy mà năm nay, làng nghề vắng hoe, buồn tẻ vì cá nục, cá cơm chẳng thấy vào bờ.

Giá bán heo các loại rớt thảm hại, trong khi giá thức ăn thì lại tăng vọt khiến việc chăn nuôi nông hộ cũng như gia trại, trang trại đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều người còn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần…