bí quyết nuôi trồng, nuôi tôm sạch, mô hình nuôi tôm sạch
Mô hình trồng khóm VietGAP
Tân Phước hiện có 37 ha khóm của Hợp tác xã (HTX) Quyết Thắng (xã Tân Lập 2) đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP vào năm 2009. HTX cho biết, việc trồng khóm theo tiêu chuẩn VietGAP đối với xã viên không phải quá khó.
Tồn tại lớn nhất mà HTX đang đối mặt, chưa giải quyết được triệt để là thị trường tiêu thụ nông sản GAP chưa ổn định, chi phí sản xuất khóm VietGAP còn cao, hiệu quả kinh tế chưa đạt yêu cầu. HTX cũng kiến nghị các doanh nghiệp, nhà phân phối sớm có kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ khóm VietGAP một cách ổn định và lâu dài trên cơ sở liên kết “4 nhà”, tăng cường truyền thông để người tiêu dùng hiểu, phân biệt và tích cực sử dụng phổ biến nông sản VietGAP...
Sản xuất khóm theo mô hình VietGAP sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào, gia tăng lợi nhuận. Tuy chưa có nông dân nào được công nhận sản xuất theo hướng VietGAP, nhưng nông dân Mỹ Phước nói riêng và Tân Phước nói chung đã và đang sản xuất theo hướng sản xuất sạch. Hội Nông dân các cấp thường xuyên phối hợp với các nhãn hàng phân bón tổ chức các điểm trình diễn sản xuất theo tiêu chuẩn để người dân tham quan, học hỏi và làm theo.
Ông Nguyễn Văn Dũng, nông dân xã Mỹ Phước cho biết: “Khi tham gia các buổi chuyển giao khoa học - kỹ thuật (KH-KT), cũng như các dự án trình diễn sản xuất khóm theo tiêu chuẩn, nông dân được hỗ trợ cây giống, phân bón, được tập huấn kỹ thuật canh tác, cách phòng trừ sâu bệnh… Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng với mong muốn sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường, người dân sẵn sàng tham gia”.
Trồng khóm theo tiêu chuẩn khó thực hiện hơn so với tập quán canh tác truyền thống, nhưng năng suất khóm đạt cao hơn, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nên người dân lấy làm phấn khởi. Chú Trương Hùng Minh, xã Mỹ Phước cho biết:
“Lúc trước, trong quá trình trồng khóm gia đình chú còn lạm dụng phân bón vô cơ, nhưng từ khi tham gia các buổi tập huấn, chuyển giao KH-KT, được cán bộ hướng dẫn, gia đình chú đã chuyển sang dùng phân bón hữu cơ, góp phần cải tạo độ phì nhiêu cho đất, nhằm tăng thêm năng suất cho ruộng khóm. Cũng nhờ trồng khóm theo tiêu chuẩn mà số lượng khóm loại 1 được tăng lên”.
Xây dựng vùng sản xuất khóm đạt chuẩn
Hàng năm, huyện Tân Phước đều tổ chức Hội thảo chuyên đề “Nâng cao chất lượng và hiệu quả cây khóm trên Đồng Tháp Mười, hướng đến xuất khẩu”. Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà chuyên môn, nhằm đánh giá kết quả đạt được, xác định phương hướng cụ thể khắc phục các hạn chế, tồn tại; có giải pháp đồng bộ đưa cây khóm Tân Phước vượt qua thách thức, giúp nông dân có cuộc sống ổn định, làm giàu chính đáng từ cây khóm.
Khi nhu cầu thị trường ngày một khắt khe thì việc áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là việc làm hết sức cần thiết, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời đảm bảo thu nhập cho người nông dân.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh, Trưởng phòng Kỹ thuật - Kế hoạch, Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: “Trồng khóm theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi người nông dân phải tuân theo quy trình, kỹ thuật nghiêm ngặt, người dân phải trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất nên gây nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.
Chẳng hạn, người dân phải xây dựng hố xí tự hoại, hố lắng, thay đổi thói quen chăn thả vật nuôi trong khu vực sản xuất, xây dựng kho chứa các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và tiến hành ghi chép, lưu giữ hồ sơ mua và sử dụng phân bón...”.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh cho biết thêm: “Với xu hướng ngày càng sử dụng sản phẩm sạch, vì thế tổ chức sản xuất khóm theo quy trình VietGAP là rất cần thiết, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế cao; có đầu ra ổn định cho sản phẩm sạch, người dân sẽ yên tâm sản xuất theo tiêu chuẩn.
Vì khi tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn, người dân sẽ được cung cấp thông tin thị trường, tình hình phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng gắn với các chính sách khuyến công, khuyến nông và chuyển giao KH-KT thâm canh...”.
Bằng kỹ thuật cao, sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ kết hợp, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ vươn xa ra tầm khu vực và xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Từ đó, góp phần phát triển thương hiệu khóm đặc sản của Tân Phước.
Có thể bạn quan tâm
Là đơn vị sản xuất phân bón đứng đầu cả nước, thương hiệu “ba nhành cọ xanh” của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã trở nên quen thuộc với bà con nông dân khắp đất nước. Tuy nhiên, càng nổi tiếng lại càng bị làm giả nhiều. Mới đây, lãnh đạo công ty đã đề ra một số giải pháp để chống lại tình trạng này, trong đó có việc dán tem để chống hàng giả.
Đúng lúc giá mủ cao su đang lên cao, ông Phạm Văn Dũng (SN 1971, ngụ tổ 23 ấp Hiệp Tâm A, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) lại đi trồng cam, khiến không ít người cười chê. Nhưng cũng nhờ bước đi táo bạo không giống ai đó, ông đã sở hữu vườn cam cho thu nhập tiền tỷ/năm.
Vụ hè này, huyện Diễn Châu (Nghệ An) trồng 216 ha dưa các loại, đặc biệt trong đó có 1.000 m2 dưa lưới được trồng trong nhà kín.