Bí Ngồi Hàn Quốc Lên Ngôi

Trong khi nhiều nơi vụ đông đất bị bỏ trống thì ở thôn Dục Quang, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên (Bắc Giang) người dân lại tích cực đưa rau màu có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trong đó có giống bí ngồi Hàn Quốc.
Vụ đông năm nay 24 hộ dân ở thôn Dục Quang đưa giống bí ngồi Hàn Quốc vào trồng tập trung trên cánh đồng làng Đông với diện tích gần 1ha. Đây là khu đồng chủ động về nước tưới, giao thông nội đồng thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ nông sản. Do áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nên bí phát triển tốt. Thời điểm này, bí đang cho thu hoạch.
Đã gần mười hai giờ trưa, cả gia đình chị Tống Thị Hiền vẫn miệt mài hái bí kịp giao cho khách hàng. Chị Hiền cho biết: "Vụ đông này, gia đình tôi dồn đổi ruộng cho các hộ được 7 sào để trồng bí. Từ đầu tháng 11 đến nay, cứ 2-3 ngày thu một lần, tổng số thu được 9 tấn quả, với giá 10 nghìn đồng/kg, trừ chi phí lãi gần 70 triệu đồng. Từ nay đến cuối vụ tôi thu thêm khoảng 9 tấn quả nữa”. Ngay cạnh ruộng nhà chị Hiền, gia đình ông Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Văn Ngọc…cũng đang tất bật bán bí cho khách hàng trong niềm vui được mùa, được giá.
Theo các hộ dân, bí ngồi Hàn Quốc được trồng vào đầu tháng 10 dương lịch, sau 30-35 ngày thì thu hoạch, cứ như vậy kéo dài khoảng một tháng. Trung bình một sào bí, năng suất ước đạt 1,5 tấn quả, trừ chi phí lãi 11-12 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với một số loại rau màu thông thường khác. Để cây phát triển tốt nên trồng trên đất cát pha thịt, bón lót bằng phân chuồng ủ hoai mục. Khi trồng che phủ ni- lông trên mặt luống, thường xuyên tưới nước giữ ẩm, nhất là sau mỗi lần thu hái cần bón phân tổng hợp NPK để bổ sung dinh dưỡng. Phun thuốc bảo vệ thực vật khi cây còn nhỏ để phòng bệnh nấm mốc, lở cổ rễ.
Bí ngồi Hàn Quốc có vị ngọt, tác dụng chống lão hoá, giảm đau cho bệnh nhân viêm khớp. Đây là loại rau sạch, giá trị dinh dưỡng cao, giàu vi-ta-min A, C và các nguyên tố vi lượng khác. Bởi vậy tiêu thụ khá thuận lợi, hiện nay người dân thu hoạch bí đến đâu, khách hàng ở Hà Nội và các khu, cụm công nghiệp trong, ngoài tỉnh về tận ruộng mua hết đến đó. Ông Nguyễn Văn Đằng, Phó trưởng thôn Dục Quang cho biết: "Nhờ trồng bí ngồi Hàn Quốc, nhiều hộ dân trong thôn đã có nguồn thu đáng kể, góp phần cải thiện cuộc sống. Năm tới, thôn tiếp tục vận động các hộ mở rộng diện tích cây trồng này ở vụ đông lên 1,5 ha trên những chân ruộng thuận lợi tưới, tiêu”.
Có thể bạn quan tâm

Trên khu đồi rộng hơn 2 ha của gia đình anh Nguyễn Văn Đồng, thôn Tuấn Thịnh, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang diện tích trồng dứa đang cho thu hoạch.

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Bình Thuận, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên bệnh thán thư và vàng cành trên thanh long gia tăng. Cụ thể, diện tích nhiễm thán thư là 335 ha, tăng 8 ha so với thời điểm cuối tháng 4/2015 và tăng 270 ha so cùng kỳ năm 2014, phân bố chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Bắc.

Khi đi tham quan nhà vườn ở Nam bộ, ông Trần Thái, ở thôn Phú Lâm, xã Tây Phú (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) rất thích giống mít tố nữ Malaysia hạt lép, bởi giống mít này ngon hơn giống mít tố nữ nội địa. Ông liền đưa giống mít đặc sản này về trồng ở trang trại gia đình. Ban đầu, ông trồng thử nghiệm 10 cây, đến nay đã có 200 cây mít đặc sản trong vườn.

Ngành chuyên môn cùng các nhà vườn ở địa bàn được xem như “thủ phủ” vườn trái cây có múi của tỉnh Hậu Giang là huyện Châu Thành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp ứng phó với dịch bệnh vàng lá gân xanh đang hoành hành dữ dội.

Trong mấy ngày qua, bà con nông dân trồng dưa lại bị thương lái ép giá, có thời điểm, thương lái ép giá xuống còn 1.200 đồng/kg dưa gây bất lợi cho người dân. Các tổ chức, cá nhân thiện nguyện trong cả nước lại bắt đầu chiến dịch “giải cứu dưa” mới giúp nông dân.