Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Bệnh trùng bánh xe trên cá nuôi

Bệnh trùng bánh xe trên cá nuôi
Ngày đăng: 23/05/2015

* Dấu hiệu khi cá bị bệnh

Giai đoạn đầu khi cá chớm bị bệnh rất khó phát hiện được bằng mắt thường và khi đã phát hiện được bằng mắt thường có nghĩa cá đã bị bệnh nặng.

Biểu hiện của bệnh Trùng bệnh xe:

+ Trên thân cá tiết nhiều nhớt hơi trắng đục, da cá màu xám.

+  Cá ngứa ngáy có hiện tượng cọ sát vào bờ hoặc cọc ở trong ao, nổi từng đàn trong ao, một số con tách đàn bơi quanh bờ.

+ Khi bệnh nặng trùng bánh xe sẽ ký sinh ở mang và phá hủy tơ mang, cá khó hô hấp, mang đầy nhớt bạc trắng, cá bơi lội lung tung không định hướng, cá lật mấy vòng chìm xuống đáy và chết.

* Phân bố và lan truyền bệnh

- Bệnh trùng bánh xe gây bệnh chủ yếu ở giai đoạn cá hương, cá giống.

- Bệnh xuất hiện trên nhiều loài cá: cá chép, trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, cá trôi, cá trê…

* Biện pháp phòng trị

- Phòng bệnh:

+ Tẩy dọn ao ương thật kỹ bằng vôi bột 7 – 10kg/100m2

+ Phân chuồng phải được ủ kỹ qua vôi với liều lượng 10kg vôi cho 100kg phân chuồng, thời gian ủ 1 tháng sau đó bón xuống ao là tốt nhất.

+  Định kỳ dùng vôi bột 1 – 2kg cho 100m2 diện tích ao/tuần.

- Trị bệnh có thể dùng một trong các cách sau:

+ Dùng lá xoan 5 – 7kg bó thành từng bó dìm xuống ao.

+ Sử dụng sản phẩm USA Santa  với liều lượng 1 lít USA Santa cho 2.500 – 3.000m3 nước.

+ Dùng phèn xanh hay con gọi là đồng sun phát (CuSO4) hòa nước té đều khắp mặt ao với liều lượng 1 kg cho 2.000m3 nước ao.

Tags: benh trung banh xe, ca nuoi, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Bệnh sùi bọt cua trên cá tai tượng Bệnh sùi bọt cua trên cá tai tượng

Tiền Giang nổi tiếng về sản xuất cá giống và nuôi cá tai tượng thịt ở ĐBSCL. Cá tai tượng thịt thường có giá ổn định so với các đối tượng thủy sản khác nên nhiều bà con đang chuyển hướng sang nuôi cá tai tượng. Tuy nhiên, nghề ương nuôi cá tai tượng cũng đang đối mặt với rủi ro dịch bệnh, đó là bệnh “sùi bọt cua” là bệnh xảy ra phổ biến trên cá tai tượng trong những năm gần đây và gây ra nhiều thiệt hại cho người nuôi cá.

19/06/2015
Cho tôm ăn đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất Cho tôm ăn đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất

Trong hoạt động nuôi tôm nói riêng cũng như nuôi thủy sản nói chung, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất (80-85%) trong tổng chi phí đầu tư. Mặt khác, việc cho tôm ăn thức ăn dư thừa cũng sẽ làm cho môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, các yếu tố thủy lý hóa biến động mạnh, mầm bệnh có cơ hội phát triển thành bệnh khiến rủi ro nuôi tôm tăng cao.

19/06/2015
Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chẽm trong ao Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chẽm trong ao

Nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm, xa khu dân cư, xa nguồn nước thải công nghiệp, đảm bảo các yếu tố môi trường ổn định. Gần đường giao thông, gần nguồn điện, gần nguồn cá giống,…

19/06/2015
Những lưu ý khi nuôi cá rô đồng Những lưu ý khi nuôi cá rô đồng

Dù cá rô đồng hiện được nhiều nông hộ nuôi dưới hình thức công nghiệp nhưng với đặc tính thường xuyên bơi lội, quẫy mình, nên chất lượng thịt của cá về mùi vị và độ dai vẫn không có sự thay đổi so với cá tự nhiên, do đó cá rô nuôi vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng. Với 4-5 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng từ 10-15 con/kg, năng suất từ 3-4,5 tấn/1.000m2.

18/06/2015
Phòng ngừa Hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm Phòng ngừa Hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm

Nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng hội chứng hoại tử gan tuy trên tôm nuôi, Người nuôi tôm cần quan tâm thực hiện các công việc sau đây:

19/06/2015