Bệnh tai xanh ở lợn và cách phòng chống - Phần 1
1. Bệnh tai xanh là gì?
Bệnh tai xanh được phát hiện lần đầu tiên tại Mỹ hồi giữa thập niên 80 ở thế kỷ trước, bệnh được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Hội chứng hô hấp và vô sinh ở lợn (SIRS), Bệnh bí ẩn ở lợn (MDS) và từ năm 1992 gọi bằng cái tên chính thức là Hội chứng hô hấp và sinh sản ở lợn, viết tắt là PRRS (Porcine Reprodutive & Respiratory Syndrome).
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tai xanh (PRRS) là do loại virus có tên là Arterivirus được phát hiện thấy năm 1991.
Virus này rất hợp với đại thực bào đặc biệt là đại thực bào hoạt động ở vùng phổi.
Thông thường, đại thực bào (macrophages) làm nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tất cả các loại virus thâm nhập vào cơ thể.
Các loại virus tìm thấy trong phổi có tên là alveolar macrophages, riêng virus PRRS nó có thể gia tăng trong đại thực bào, sau đó phá hủy và giết chết đại thực bào (mức độ có thể lên tới 40%) một khi xuất hiện trong đàn lợn chúng sẽ phát triển âm thầm, làm giảm chức năng hệ miễn dịch, làm cho các bệnh khác đồng hành phát triển.
3. Triệu chứng
Khi virus thâm nhập vào đàn lợn giống, các dấu hiệu lâm sàng thường thấy trong tháng đầu tiên mắc bệnh như:
- Đối với lợn nái cạn sữa:
Chỉ trong thời gian ngắn từ 7-14 ngày có khoảng 10-15% số lợn nái biếng ăn, mắc bệnh, nhiệt độ cơ thể tăng 39-400C;
Sẩy thai thường vào giai đoạn cuối ở mức 1 -6%, đây là dấu hiệu đầu bên dễ nhận biết nhất; tai chuyển sang màu xanh (khoảng 20%), chính vì vậy mà người ta mới gọi là bệnh tai xanh (Blue eai disease); trong vòng 4 tuần đầu có khoảng 10-15% số lợn nái đẻ non; xuất hiện hiện tượng động đực giả trong vòng 21-35 ngày sau khi thụ tinh.
Đình dục hoặc chậm động đực trở lại sau khi sinh; xuất hiện dấu hiệu ho và mắc bệnh về đường hô hấp.
- Lợn nái khi đẻ và nuôi con trong tháng đầu mắc bệnh: Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa viêm vú.
Đẻ non khoảng 2-3 ngày; da biến màu, lờ đờ, hôn mê; thai chết (10-15%) sau 3-4 tuần mang thai; thai chết khi sinh lên tới 30%; lợn con khi sinh yếu ớt, dấu hiệu mắc bệnh hô hấp, tai chuyển sang màu xanh (dưới 5%).
Giai đoạn cấp tính có thể kéo dài tới 6 tuần trong đàn, tỷ lệ đẻ non tăng.
Nếu bình phục thì giai đoạn rối loạn sinh sản có thể kéo dài từ 4-8 tháng ngoài ra virus PRRS còn ảnh hưởng lâu dài đến việc sinh sản sau này của lợn.
- Đối với lợn con: Mắc bệnh tiêu chảy, thể trạng yếu, không bú được; da phồng rộp, đường hô hấp bị viêm nhiễm nặng, chân choãi đi đứng không vững.
- Đối với lợn đực giống: Thường có dấu hiệu biếng ăn, thân nhiệt tăng, bất lực, ho, viêm phổi, đờ đẫn hôn mê, mất hứng tình dục, tinh dịch giảm, chất lượng tinh dịch kém, lợn con sinh ra yếu ớt.
Có thể bạn quan tâm
Công ty thú y Pháp Merial đã đưa ra một loại vắc-xin mới chống lại virus gây cúm lợn, và đặc biệt là loại vắc xin mới này có thể phòng ngừa cả virus chủng H1N2. Sản phẩm này được sử dụng cho cả lợn nái đã trưởng thành, lợn (cái) con và lợn thịt.
Theo Cơ quan thú y Hà Lan, các biện pháp thông thường phòng ngừa ký sinh trùng trong dạ dày-ruột của gia súc ăn cỏ được chăn thả không có hiệu quả trong việc phòng ngừa giun phổi ở bò cái.
Nhằm mục đích xác định sự hiện hữu về mặt sinh học của các hợp chất kẽm khác nhau, một nghiên cứu so sánh các hợp chất của kẽm gồm: kẽm sunfat (ZnSO4), kẽm glyxin (ZnGly), ZnMet và ZnAc đã được ghi nhận ở lợn con.