Bệnh sùi bọt cua trên cá tai tượng
* Nguyên nhân:
- Do thích bào tử trùng gây ra. Đây là tác nhân đầu tiên gây suy yếu cá, từ đó dẫn đến các tác nhân khác tấn công như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.
- Ao cũ không cải tạo xử lý kỹ
- Con giống có mang tác nhân gây bệnh, không kiểm dịch cá giống.
- Lây nhiễm mầm bệnh từ ao này sang ao khác.
* Triệu chứng:
- Cá tiết ra nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt hoặc sậm màu hơn so với bình thường (đen mình). Mang cá nhợt nhạt, nổi lên mặt nước, cá thường tập trung đầu cống, bơi lội không bình thường, phản xạ không nhanh.
- Sau vài ngày cá bắt đầu chết ít rồi chết tăng dần rất nhanh.
- Hiện tượng “Sùi bọt cua”: thích bào tử trùng ký sinh vào mang cá làm mang phồng lên, gây tổn thương mang khiến cá khó hô hấp, cá muốn thở phải ngoi lên mặt nước mở mang lấy oxy, khi đó có bọt khí nổi lên mặt nước giống bọt cua nên dân gọi là bệnh sùi bọt cua.
Do bào nang và cả bào tử trùng có lớp vỏ bằng kitin cứng, mặt khác bào nang sống ở đáy ao nên khi dùng các loại hóa chất để tiêu diệt thì đòi hỏi nồng độ hóa chất phải cao hơn nhiều so với các loại tác nhân gây bệnh khác. Tuy nhiên, nếu ao ương nuôi đang có cá mà dùng hóa chất với liều lượng quá cao thì cá nuôi đã chết trước khi các tác nhân gây bệnh bị tiêu diệt. Vì vậy, về cơ bản bệnh sùi bọt cua chỉ có thể phòng mà không thể trị.
* Biện pháp phòng:
- Vệ sinh ao sạch sẽ trước mỗi vụ nuôi, lưu ý phơi đáy ao trên 10 ngày và xử lý nước trước khi thả giống.
- Chọn giống tốt, không mang mầm bệnh, có kiểm dịch. Tắm con giống qua nước muối 2 – 3% (200 – 300g/10 lít nước) trong 5 – 10 phút trước khi thả.
- Mật độ nuôi thích hợp, nên thả ghép để giúp xử lý môi trường nước tốt và ổn định hơn.
- Cho ăn, chăm sóc cá nuôi đúng kỹ thuật.
- Quản lý tốt chất lượng nước ao trong suốt quá trình nuôi, hạn chế thay đổi nước để ổn định môi trường nuôi.
- Định kỳ dùng chế phẩm sinh học hoặc Zeolite xử lý nước và đáy ao.
- Có thể nuôi 2 giai đoạn để dễ vệ sinh đáy ao và phân cỡ cá nuôi riêng. Lưu ý khi sang ao cho cá nhịn đói trước 1 - 2 ngày, phải thao tác nhanh, nhẹ nhàng và làm lúc trời mát.
- Dùng vôi, muối hột hòa nước tạt xuống ao, liều lượng 1 – 3 kg/100m3 nước. Sử dụng 1 số cây thuốc nam ngâm trong ao nuôi như: lá giác, lá xoan.
Nếu không may trong quá trình nuôi có cá chết thì phải vớt cá chết đó lên chôn sâu hoặc đốt để tránh lây lan ra cộng đồng, song song đó phải xử lý nước ao cá bị bệnh đó không được xả trực tiếp ra kênh rạch. Nếu cá đạt cỡ thương phẩm kêu bán ngay, còn nếu tiếp tục nuôi thì chỉ có thể cải thiện chất lượng nước (thay nước, diệt khuẩn) và tăng sức đề kháng cho cá (trộn vitamin C vào thức ăn) để giúp cá mạnh khỏe vượt qua dịch bệnh, như thế chỉ để cứu những con cá còn khỏe. Vì hiện nay chưa có thuốc trị thích bào tử trùng chủ yếu là phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi đặc biệt là xử lý ao và môi trường nước.
Tags: nuoi ca tai tuong, benh sui bot, nuoi thuy san
Có thể bạn quan tâm
Trong tự nhiên cá kèo thường sinh sống ở các vùng nước lợ như bãi triều, cửa sông ở miền Nam. Cá thuộc loại ruột ngắn, ăn tạp. Thức ăn tự nhiên của cá kèo là nhuyến thể như tôm nhỏ, giun, tảo, phiêu sinh vật...
Tại địa bàn huyện Nhà Bè, việc nuôi cá chẽm có nhiều thuận lợi do nguồn nước phù hợp, cá chẽm dễ thích nghi với môi trường và sự giao thương cá thành phẩm luôn ở mức cao.
Cá chẽm là loài cá dữ, phàm ăn và thích ăn mồi động vật. Kết quả phân tích thưc ăn trong dạ dày của cá từ các mẫu thu ngoài tự nhiên cho thấy, cá dài 20 cm trong dạ dày 100% thức ăn là mồi động vật.
Trong những năm gần đây phong trào nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ ở Hà Tĩnh phát triển mạnh từ các đối tượng nuôi truyền thống đến các đối tượng có giá trị kinh tế cao.
Thái Lan có nghề sản xuất giống và nuôi cá chẽm phát triển - mô hình nuôi cá chẽm ở Thái Lan cho tỉ lệ sống cao và năng suất ổn định.