Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Bệnh Sản Khoa Trên Bò Sữa

Bệnh Sản Khoa Trên Bò Sữa
Ngày đăng: 20/08/2013

Khả năng sinh sản của từng bò cái trong đàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của trang trại. Bò cái bị bệnh sản khoa sẽ giảm khả năng sinh sản và sản xuất sữa.

1. Sót nhau

Nhau thai luôn bị tống ra trong vòng 8 – 12 giờ sau khi đẻ. Nếu nhau không ra hoặc ra không hết sau 24 giờ ta gọi là sót nhau.

Nguyên nhân: cho đến nay vẫn chưa biết cụ thể nguyên nhân gây sót nhau. Người ta nhận thấy di truyền, dinh dưỡng và một số yếu tố khác cũng có vai trò quyết định.

Triệu chứng:

- Bò rặn nhiều

- Dây nhau treo lòng thòng ở âm hộ

- Không thấy nhau thai được tống ra ngoài.

Phòng ngừa:

- Cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh

- Khẩu phần thức ăn cân bằng năng lượng, đạm và khoáng chất

- Tránh nhiễm trùng đường sinh dục, vệ sinh chuồng bò đẻ kỹ lưỡng trước, trong và sau khi đẻ.

- Cho bò vận động thường xuyên

Điều trị:

- Đưa kháng sinh vào tử cung (thuốc đặt tử cung chuyên biệt) để ngừa viêm nhiễm.

- Tiêm kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng theo chỉ định của bác sỹ thú y.

Lưu ý: nếu ngừa nhiễm trùng và điều trị tốt thì sau 7 – 10 ngày nhau sẽ bong ra; Không nên cố gắng kéo phần nhau lòi ra ở phần ngoài âm hộ vì nó sẽ gây tổn thương cho thành tử cung. Điều này cũng có thể gây nên lộn tử cung.

2. Viêm nội mạc tử cung cấp tính

Nguyên nhân: do nhiễm trùng từ môi trường, xảy ra trong vòng 14 ngày sau khi đẻ

Triệu chứng:

- Dịch đỏ nâu và hôi thối chảy rỉ ra hoặc chảy một ít dịch mủ mùi hôi nặng

- Thành tử cung rất mỏng khi sờ khám qua trực tràng

- Bò sốt cao, kém ăn

Phòng ngừa:

- Chuồng bò đẻ nên được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng, lót rơm hay cỏ khô

- Vệ sinh vùng âm hộ bò sạch sẽ

- Dụng cụ đỡ đẻ nên được sát trùng trước khi sử dụng

- Rửa và đeo găng tay khi sờ khám.

Điều trị:

- Đặt kháng sinh trực tiếp vào tử cung (Tetracycline hoặc Trimetoprim/ Sulfa)

- Nếu con vật có dấu hiệu bệnh toàn thân (sốt) ta cũng cần phải tiêm kháng sinh qua đường bắp thịt kết hợp đưa kháng sinh vào tử cung theo chỉ định của bác sỹ thú y.

3. Viêm nội mạc tử cung mãn tính

Nguyên nhân: do nhiễm trùng từ môi trường, xảy ra sau ngày thứ 14 sau khi bò đẻ.

Triệu chứng: dịch âm đạo thường lẫn với mủ

Lưu ý: chỉ có khoảng 50% trường hợp viêm nội mạc mãn tính có sự xuất hiện của dịch âm đạo

Phòng ngừa:

- Chuồng trại nên được vệ sinh thường xuyên

- Vệ sinh vùng âm hộ bò sạch sẽ

- Sát trùng dụng cụ thú y trước khi sử dụng

Điều trị:

Đặt kháng sinh trực tiếp vào tử cung theo chỉ định của bác sỹ thú y (Tetracycline hoặc Trimetoprim/ Sulfa)


Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu về lợi ích của cai sữa sớm cho bê Nghiên cứu về lợi ích của cai sữa sớm cho bê

Cai sữa sớm cho bê có thể mang lại lợi ích trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán gây trở ngại cho chăn nuôi bò thịt, nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết.

04/05/2016
Giải trình toàn bộ bộ gien của vi khuẩn gây bệnh lao bò Giải trình toàn bộ bộ gien của vi khuẩn gây bệnh lao bò

Sử dụng giải trình bộ gien của vi khuẩn sẽ cho phép các nhà khoa học không mất nhiều chi phí để theo dõi xem bệnh lao bò (TB) đã được truyền lây như thế nào từ trang trại này sang trang trại khác, theo một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị mùa thu về Vi sinh học.

04/05/2016
04/05/2016
Nghiên cứu lai tạo giống gia súc có khả năng kháng lại bệnh do ký sinh trùng đe dọa tính mạng của gia súc - Phần 2 (Phần cuối) Nghiên cứu lai tạo giống gia súc có khả năng kháng lại bệnh do ký sinh trùng đe dọa tính mạng của gia súc - Phần 2 (Phần cuối)

Nghiên cứu lai tạo giống gia súc có khả năng kháng lại bệnh do ký sinh trùng đe dọa tính mạng của gia súc - Phần 2 (Phần cuối)

04/05/2016
Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 1 Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 1

Cỏ voi thuộc họ hoà thảo, thân đứng, là giống rất thích hợp cho chăn nuôi bò thịt theo quy mô trang trại.

05/05/2016