Bệnh Sán Dây Ở Dê

Đây là một bệnh phổ biến ở dê nước ta, đặc biệt là các đàn dê ở các tỉnh trung du và miền núi. Dê non từ 1-4 tháng tuổi mắc bệnh nặng hơn dê trưởng thành với triệu chứng ỉa chảy nặng.
Nguyên nhân
Bệnh gây ra do sản dây sống ký sinh ở ruột non của dê. Sán dây trưởng thành dài từ 100-150cm, chia thành nhiều đốt, đốt càng về cuối thân càng lớn, Đầu sán rất nhỏ có giác bám vào vách ruột non để hút chất dinh dưỡng, trong mỗi đốt sán có chứa nhiều trứng. Đốt già rụng đi theo phân ra ngoài môi trường, đốt vỡ và giải phóng trứng ra ngoài. Ở môi trường bên ngoài có một số nhện đất nuốt một số trứng sán dây. Trứng vào cơ thể sẽ phát triển thành ấu trùng sán dây, dê ăn cỏ cây nuốt phải nhện mang ấu trùng sán dây, nhện vào ruột dê bị phân huỷ và ấu trùng sán dây bám vào thành ruột phát triển đến trưởng thành.
Triệu chứng
Sán dây gây ra các tác hại cho dê: Giác bám vào ruột hút chất dinh dưỡng, làm cho dê gầy yếu, suy nhược, đồng thời tiết ra độc tố gây rối loạn tiêu hoá và viêm ruột ở dê, các giác bám gây ra các vết tổn thương, vi khuẩn có sẳn trong ruột xâm nhập vào vết thương làm cho viêm ruột nặng hơn.
Dê bệnh thể hiện: ăn kém, gầy yếu, suy nhược, ỉa chảy dai dẳng, phân lỏng của dê thường xuất hiện nhiều đốt sán trắng có mùi tanh. Dê non từ 1-4 tháng tuổi thể hiện các triệu chứng rỏ ràng hơn dê trưởng thành và cũng bị chết nhiều hơn.
Bệnh tích
Mổ khám dê bệnh thấy: niêm mạc ruột non bị tụ huyết và tróc ra từng mảng do tác động của sán.
Cách lây lan
Bệnh lây qua đường tiêu hoá: do dê ăn phải nhện đất có mang ấu trùng sán dây sẽ bị nhiễm sán dây.
Nhện đất có vai trò trung gian truyền ấu trùng sán cho dê.
Phát hiện bệnh
Dê gầy yếu, ỉa chảy dai dẳng và trong phân có các đốt sán là dấu hiệu giúp cho việc xác định bệnh.
Điều trị
Điều trị bằng một trong hai loại hoá dược đặc biệt sau:
Niclosamide: dùng liều 50mg cho 1kg thể trọng dê. Cách dùng thuốc: Tán nhỏ thuốc hoà với nước cho dê uống lúc đói, thuốc chỉ uống một lần.
- Prafiquentel: dùng liều 10mg cho 1kg thể trọng của dê. Cách dùng: Tán thuốc pha với nước cho dê uống lúc đói
Tỷ lệ tẩy sạch sán đạt 80-90%
Phòng bệnh
Tẩy sán dịnh kỳ: 4 tháng 1 lần bằng 1 trong 2 hoá dược liệu trên cho đàn dê ở những nơi có lưu hành bệnh sán dây.
Phun thuốc diệt nhện đất theo định kỳ: 2 tuần/lần ở khu vực nuôi dê bằng các hoá dược ít gây hại cho dê và không gây ô nhiễm môi trường (Hantox của công ty Hanvet).
Ủ phân để diệt đốt sán và trứng sán.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài một số giống dê nội và nhập ngoại quen thuộc như dê Bách thảo, Boer..., hiện chúng ta còn có một số giống dê nhập ngoại và lai tạo cho năng suất cao. Xin giới thiệu một số loại dê cho năng suất cao và cách chọn lựa loại giống dê này.

Dê đang nuôi ở các điạ phương gồm nhiều loại giống khác nhau và các con lai của chúng. Có thể kể các giống dê như dê cỏ, dê Bách Thảo, dê Alpin Pháp, dê Barbari Ấn Độ.

Dê là loài ăn tạp và khả năng sử dụng thức ăn đa dạng nên nguồn thức ăn của dê chủ yếu là thức ăn thô xanh, củ quả và phụ phế phẩm nông nghiệp, rất dễ kiếm. Thịt dê thơm ngon là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Sữa dê có hàm lượng kháng thể cao hơn sữa bò nên tốt hơn. Người ta dùng sữa dê để làm phomat là món ăn rất bổ dưỡng. Có thể nói dê là con vật nuôi ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Việc bắt giữ dê nhất là khi phối giống hay cân theo dõi cần phải thực hiện đúng cách.

Nhằm bao vây dập tắt bệnh đậu trên đàn dê tại thôn An Hòa, xã Xuân hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận đã giao nhiệm vụ cho Phòng Vệ sinh dịch tể phối hợp với Trạm Thú y huyện Ninh Hải và Ban Thú y xã Xuân Hải cùng với nhân dân trong thôn An Hải nhanh chóng triển khai công tác phòng chống bệnh đậu trên đàn dê; thực hiện cách ly, điều trị số dê bị bệnh; tiêu độc chuồng trại, xử lý xác dê bị bệnh chết; khoanh vùng, theo dõi diễn biến của dịch đậu dê; thường xuyên thông báo tình hình dịch bệnh, triệu chứng lâm sàng và cách phòng chống bệnh đậu dê trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho người nuôi dê chủ động phòng chống và trị bệnh cho dê.