Bệnh Nấm Mào Ở Gà
Là bệnh truyền nhiễm lây lan mãn tính với tổn thương cục bộ ở da đầu do loại nấm Trichophyton gallinae gây ra. Bệnh còn có tên khác là Dermatomicosis, mào trắng...
1. Nguyên nhân
Bênh do nấm Trichophyton gallinae gây ra loại nấm này gây nhiễm cho gà và đôi khi gây nhiễm cho người.
Nấm Trichophyton gallinae mọc tốt trên các môi trường riêng (Sabourau, Czapek).
2. Động vật mẫn cảm
- Gà nhất là giống gà có mào to
- Gà tây
- Chuột, thỏ, chuột bạch có thể gây nhiễm thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
3. Đường truyền bệnh
Bệnh truyền trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe. Lớp vẩy nấm ở mào gà bệnh là nguồn có khả năng gây nhiễm cho gà khỏe. Bệnh có thể lan nhanh khi da xước, xây sát.
4. Triệu trứng bệnh tích
Gà bệnh hay lắc đầu, quan sát thấy những đám nấm màu trắng trên mào tích gà như có bột trắng phủ lên. Khi bệnh phát triển có thể lan tới vùng không có lông. Xung quanh những lỗ nang có thể thấy các lớp vẩy nấm và lớp da quanh đó dầy lên.
Bệnh có thể đi kèm với những triệu trứng toàn thân khác như gà yếu, gầy, thiếu máu v.v... Bệnh thường là mãn tính song cũng có nhiều gà khỏi nhanh.
Tỷ lệ chết thấp khi các biện pháp vệ sinh thú y đảm bảo nghiêm túc.
Bệnh tích: Lớp da dầy lên được bao bọc bởi lớp vẩy có nhiều đốm hoại tử hạt và tồn dư bã đậu ở đường hô hấp trên và ống tiêu hóa.
5. Chẩn đoán
Qua triệu trứng lâm sàng có thể chẩn đoán tương đối dễ dàng: quan sát những biến đổi ở mào tích và những vùng da không có lông.
Trong trường hợp cần thiết có thể gửi xét nghiệm ở phòng thí nghiệm để nuôi cấy và kiểm tra trực tiếp trên kính hiển vi.
6. Điều trị
Khi có gà bị nấm mào có thể dùng chữa cục bộ những nơi có nấm bằng cồn iốt, nitrat bạc bôi vào những da nơi bị nấm và một số thuốc chống nấm khác.
Related news
Trong cơ thể, vitamin B6 có tác dụng vận chuyển axit amin qua màng tế bào giúp cho việc tổng hợp protein và tổng hợp axit béo. Đồng thời còn chuyển hóa tryptophan, một loại axit amin thành axit nicotinic (Vitamin B3, PP).
Hiện nay, bà con nông dân ở một số nơi sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 (của tác giả Nguyễn Khắc Tuấn, giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) để xử lý mùi hôi của chất độn chuồng trong chăn nuôi gà và mang lại hiệu quả cao.
Trong cơ thể, vitamin B6 có tác dụng vận chuyển axit amin qua màng tế bào giúp cho việc tổng hợp protein và tổng hợp axit béo. Đồng thời còn chuyển hóa tryptophan, một loại axit amin thành axit nicotinic (Vitamin B3, PP).
Bệnh giun đũa ở gà do Ascaridia galli (Schrank, 1788) thuộc lớp giun tròn gây ra. Giun đũa gà là bệnh phổ biến xảy ra ở tất cả các lứa tuổi và khắp nơi trên thế giới.
Là bệnh truyền nhiễm lây lan mãn tính với tổn thương cục bộ ở da đầu do loại nấm Trichophyton gallinae gây ra. Bệnh còn có tên khác là Dermatomicosis, mào trắng...