Bệnh Lây Từ Tôm Chân Trắng Sang Tôm Sú
Bệnh do virus gây hoại tử cơ (infectious myonecrosis virus - IMNV) trên tôm chân trắng Litopenaeus vannamei có biểu hiện là đục phần cơ đuôi lan ra toàn thân (ảnh). Tôm mắc bệnh này hoạt động lờ đờ rồi chết. Tỉ lệ tôm chết có thể lên đến 40-60% trong ao nhiễm. Sự phổ biến của bệnh này ở Brazil gây ra tổn thất đáng kể. Chỉ riêng năm 2003 Brazil đã thiệt hại 20 triệu USD.
Những triệu chứng giống như bệnh do IMNV cũng có thể thấy khi tôm gặp những yếu tố môi trường không thuận lợi như thiếu dưỡng khí, mật độ nuôi cao hoặc những thay đổi đột ngột của nhiệt độ và độ mặn.
Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây của nhóm Tang & ctv (2007) cho thấy bệnh do IMNV từ tôm chân trắng có thể gây cho tôm sú Penaeus monodon, và một loài tôm chân trắng khác là Litopenaeus stylirostris. Trong ba loài thì tôm chân trắng, bệnh chủ tự nhiên của IMNV, dễ cảm nhiễm và có tỉ lệ chết cao nhất.
Có thể bạn quan tâm
Cá lăng chấm là loài cá sông có giá trị kinh tế cao, ngoài kỹ thuật nuôi trong lồng bè và ao nước tĩnh thì nuôi cá trong ao nước chảy cũng là một phương thức nuôi hiệu quả.
Bệnh phân trắng thường xảy ra ở tôm nuôi từ 40 ngày tuổi trở lên, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn, kí sinh trùng và các loài tảo độc trong ao phát triển gây bệnh đường ruột làm chết tôm từ rải rác đến hàng loạt.
Hiện nay, thời tiết diễn biến bất thường đang gây nhiều bất lợi trong nuôi tôm nước lợ, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng vụ nuôi, đặc biệt là khiến dịch bệnh có xu hướng gia tăng.
Đây là những điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Bã mía, sản phẩm thải của nhà máy đường, là một sản phẩm hữu dụng giúp “Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn (Bạc Liêu) thắng liên tiếp 3 vụ tôm. Dưới đây là những kinh nghiệm của ông Ngoãn về sử dụng bột bã mía trong quá trình nuôi.