Bệnh Lây Từ Tôm Chân Trắng Sang Tôm Sú
Bệnh do virus gây hoại tử cơ (infectious myonecrosis virus - IMNV) trên tôm chân trắng Litopenaeus vannamei có biểu hiện là đục phần cơ đuôi lan ra toàn thân (ảnh). Tôm mắc bệnh này hoạt động lờ đờ rồi chết. Tỉ lệ tôm chết có thể lên đến 40-60% trong ao nhiễm. Sự phổ biến của bệnh này ở Brazil gây ra tổn thất đáng kể. Chỉ riêng năm 2003 Brazil đã thiệt hại 20 triệu USD.
Những triệu chứng giống như bệnh do IMNV cũng có thể thấy khi tôm gặp những yếu tố môi trường không thuận lợi như thiếu dưỡng khí, mật độ nuôi cao hoặc những thay đổi đột ngột của nhiệt độ và độ mặn.
Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây của nhóm Tang & ctv (2007) cho thấy bệnh do IMNV từ tôm chân trắng có thể gây cho tôm sú Penaeus monodon, và một loài tôm chân trắng khác là Litopenaeus stylirostris. Trong ba loài thì tôm chân trắng, bệnh chủ tự nhiên của IMNV, dễ cảm nhiễm và có tỉ lệ chết cao nhất.
Related news
Trong nuôi trồng thủy sản nói chung, đặc biệt là các mô hình nuôi trong ao, hồ, ruộng lúa, mương vườn, nền đáy thủy vực nuôi có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nền đáy là nơi hầu hết các vật nuôi thủy sản sinh sống, săn bắt mồi, nghĩ ngơi, đặc biệt các loài thủy sản sống đáy như tôm thì nền đáy gắn liền suốt vòng đời của chúng.
Nuôi trồng thủy sản từ giai đọan cá bột, cá hương, cá giống, cá thịt, hay các mô hình nuôi cá cảnh, trong quá trình triển khai thường xảy ra hiện tượng phân hủy hữu cơ. Để nhận biết mô hình nuôi thủy sản đang diễn ra qúa trình phân hủy hữu cơ, trước tiên là chất lượng môi trường thay đổi theo chiều hướng xấu.
Trong qúa trình triển khai các mô hình nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ, vôi nói riêng các hóa chất nói chung được sử dụng với lượng rất lớn.Từ giai đọan cải tạo ao, xử lí ao, trong qúa trình nuôi, vôi được dùng với nhiều mục đích khác nhau.
Trong nuôi trồng thủy sản nói chung, khả năng hao hụt số lượng lớn giống nuôi ban đầu thường xảy ra trong lúc vận chuyển và sau khi vận chuyển về thả nuôi trong những ngày đầu.Nguyên nhân hao hụt thì rất nhiều, nhưng trong phạm vi bài viết này chúng tôi giới hạn đề cập xung quanh nội dung kỹ thuật vận chuyển giống và thả giống.
Cua biển, là vật nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để thành công cần áp dụng một số biện pháp kỹ thụât trong quá trình nuôi. Dù có nhiều hình thức nuôi như: nuôi đầm, ao, nuôi đơn hay kết hợp với nuôi cá, tôm, lúa, hoặc trồng bồn bồn... cũng cần thỏa mãn các điều kiện về môi trường như