Bệnh Héo Rũ Ở Cà Chua

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại trên cây đã trưởng thành hoặc đang mang trái.
Đầu tiên là các lá ngọn bị héo vào buổi trưa, và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn không còn khả năng hồi phục.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nhiều tác nhân gây ra.
Nếu cây chết nhanh và ta quan sát ở gốc nơi mặt đất thấy thân cây tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ là do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium sp. . Các lá già khi cây chết có màu vàng và khô.
Nếu cây chết chậm hơn, quan sát phần gốc cây vẫn bình thường, nhổ cây lên tách phần vỏ ra ta thấy có những sọc đen chạy dọc theo thân là do vi khuẩn Pseudomonas solanacaerum Smith làm nghẽn mạch nhựa.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Đối với vi khuẩn, nhổ và tiêu hủy cây bị bệnh, dùng vôi bột hoặc Copper zinc 85 WP rãi vào đất nơi cây đã nhổ và trộn đều. Khi cây mới chớm bệnh có thể phun Kasumin 0,2 - 0,5%, Starner 20 WP.
- Đối với nấm nên phát hiện sớm, phun thuốc ngừa hoặc trị bằng Copper B 75 WP, Carban 50 SC,.. với nồng độ 0,2 - 0,4%. Ngoài ra có thể tưới thuốc sinh học Trichoderma.
Có thể bạn quan tâm

Cây cà chua thường phát triển thân lá nhiều, vì vậy lượng chất dinh dưỡng cây hút khá cao. Với năng suất 50 tấn quả/ha cà chua lấy đi từ đất150kg N, 40kg P2O5, 300 kg K2O, cùng một lượng đáng kể canxi và magiê.

Anh quyết định thử bảo quản cà chua trong tro và nhận thấy rằng nó hiệu quả hơn hẳn so với những cách mà anh từng thử qua

Cà chua được thu hoạch vào giai đoạn chín sẽ phụ thuộc vào giống, yêu cầu thị trường. Đa số, cà chua được thu hoạch khi bên trong có một vài sắc tố đỏ

Cà chua là loại quả không thể gọt bỏ vỏ như một số rau ăn quả khác. Nên khi phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà chua phải rất ít hoặc không cần sử dụng hóa chất

Cây cà chua trồng theo tiêu chuẩn VietGAP chiếm đa số. Đây là hiệu quả từ việc thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động