Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Bệnh Giun Đũa Gà

Bệnh Giun Đũa Gà
Ngày đăng: 08/07/2013

Bệnh giun đũa gà rất phổ biến ở gà chăn nuôi trong nông hộ thuộc các tỉnh trung du và miền núi nước ta cũng như ở các cơ sở nuôi gà tập trung theo phương thức công nghiệp và thả vườn các tỉnh vùng đồng bằng. Bệnh không làm chết gà hàng loạt như các bệnh truyền nhiễm nhưng làm cho gà giảm tăng trọng 30%, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi gà.

Nguyên nhân

Bệnh gây ra do giun đũa ký sinh ở ruột non của gà. Đây là loại giun tròn lớn ký sinh ở gà, kích thước dài 7-12cm, màu trắng đục hoặc trắng hồng.

Giun đũa đẻ trứng ở ruột non gà, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 18-30 độ C, ẩm ướt) sẽ phát triển thành ấu trùng bên trong trứng. Gà nuốt phải trứng giun có ấu trùng vào ruột, trứng nở ra ấu trùng và phát triển đến trưởng thành mất khoảng 40 ngày.

Triệu chứng

Gà trưởng thành nhiễm giun đũa thường ở thể bệnh nhẹ, không rõ triệu chứng chỉ gây giảm tăng trọng và giảm sản lượng trứng so với gà bình thường.

Gà ở lứa tuổi 1-3 tháng nhiễm giun thể hiện gầy yếu dần, chân khô, mào nhạt vì thiếu máu, lông xơ xác, rối loạn tiêu hoá. một số gà bị nhiễm giun nặng còn xảy ra tai biến tăc ruột do có nhiều giun trong ruột, giun chọc thủng ruột, gây viêm màng bụng ở gà.

Bệnh tích

Mổ khám gà bệnh thấy ruột có giun đũa, niêm mạc ruột đầy lên do viêm tăng sinh, đôi khi có chỗ tụ máu đỏ.

Cách lây lan

Bệnh lây qua đường tiêu hoá do gà nuốt phải trứng giun trong thức ăn, nước uống và trong môi trường tự nhiên.

Phát hiện bệnh

Để xác định bệnh, ta căn cứ vào trạng thái gầy yếu, suy nhược kéo dài ở gà, thỉnh thoảng gà thải phân có mang theo giun đũa.

Điều trị

Tẩy giun cho gà bằng 1 trong các hoá dược sau:

- Piperazin: dùng liều 0,3g/kg thể trọng gà, trộn thuốc với thức ăn cho gà ăn một lần.

- Tetramisol: dùng liều 40mg/kg thể trọng gà, thuốc có thể pha nước cho gà uống trực tiếp hoặc trộn thức ăn cho gà.

- Mebenvet: dùng liều 60-100mg/kg thể trọng gà, trộn thuốc với thức ăn cho gà.

Phòng bệnh

Tẩy giun đũa cho đàn gà theo định kỳ 4 tháng/lần.

Thực hiện vệ sinh thú y: giữ chuồng trại và nơi chăn thả gà sạch sẽ khô ráo, định kỳ phun thuốc diệt trứng giun như: dung dịch xút 5%.

Nuôi dưỡng tốt gà để nâng cao sức đề kháng với bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Ảnh hưởng của nhiệt độ ấp đến gà nuôi Ảnh hưởng của nhiệt độ ấp đến gà nuôi

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng, nhiệt độ ấp, úm trong 7 ngày đầu có ảnh hưởng lớn tới trọng lượng, hành vi, bệnh tật

18/04/2019
5 giống gà siêu trứng phổ biến ở Việt Nam 5 giống gà siêu trứng phổ biến ở Việt Nam

Dưới đây là 5 giống gà siêu trứng đang được nuôi phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

18/04/2019
Kỹ thuật úm gà con từ 01 đến 21 ngày tuổi Kỹ thuật úm gà con từ 01 đến 21 ngày tuổi

Trong giai đoạn từ 01 đến 21 ngày tuổi do hệ tiêu hóa và hô hấp chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, gà con dễ bị nhiễm bệnh

29/05/2019
Thành phần cần lưu ý trong nuôi gà thịt Thành phần cần lưu ý trong nuôi gà thịt

Có khá nhiều nguồn cung chất béo thương mại dùng cho sản xuất TĂCN, bao gồm một trong hai loại là mỡ động vật (dạng cứng) hoặc các loại dầu (dạng lỏng)

02/07/2019
Hiệu quả chế phẩm E.M trong chăn nuôi gà Hiệu quả chế phẩm E.M trong chăn nuôi gà

Chăn nuôi gà đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, mang lại hiêu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ gia đình.

03/07/2019