Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Bệnh Giun Đũa Gà

Bệnh Giun Đũa Gà
Publish date: Monday. July 8th, 2013

Bệnh giun đũa gà rất phổ biến ở gà chăn nuôi trong nông hộ thuộc các tỉnh trung du và miền núi nước ta cũng như ở các cơ sở nuôi gà tập trung theo phương thức công nghiệp và thả vườn các tỉnh vùng đồng bằng. Bệnh không làm chết gà hàng loạt như các bệnh truyền nhiễm nhưng làm cho gà giảm tăng trọng 30%, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi gà.

Nguyên nhân

Bệnh gây ra do giun đũa ký sinh ở ruột non của gà. Đây là loại giun tròn lớn ký sinh ở gà, kích thước dài 7-12cm, màu trắng đục hoặc trắng hồng.

Giun đũa đẻ trứng ở ruột non gà, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 18-30 độ C, ẩm ướt) sẽ phát triển thành ấu trùng bên trong trứng. Gà nuốt phải trứng giun có ấu trùng vào ruột, trứng nở ra ấu trùng và phát triển đến trưởng thành mất khoảng 40 ngày.

Triệu chứng

Gà trưởng thành nhiễm giun đũa thường ở thể bệnh nhẹ, không rõ triệu chứng chỉ gây giảm tăng trọng và giảm sản lượng trứng so với gà bình thường.

Gà ở lứa tuổi 1-3 tháng nhiễm giun thể hiện gầy yếu dần, chân khô, mào nhạt vì thiếu máu, lông xơ xác, rối loạn tiêu hoá. một số gà bị nhiễm giun nặng còn xảy ra tai biến tăc ruột do có nhiều giun trong ruột, giun chọc thủng ruột, gây viêm màng bụng ở gà.

Bệnh tích

Mổ khám gà bệnh thấy ruột có giun đũa, niêm mạc ruột đầy lên do viêm tăng sinh, đôi khi có chỗ tụ máu đỏ.

Cách lây lan

Bệnh lây qua đường tiêu hoá do gà nuốt phải trứng giun trong thức ăn, nước uống và trong môi trường tự nhiên.

Phát hiện bệnh

Để xác định bệnh, ta căn cứ vào trạng thái gầy yếu, suy nhược kéo dài ở gà, thỉnh thoảng gà thải phân có mang theo giun đũa.

Điều trị

Tẩy giun cho gà bằng 1 trong các hoá dược sau:

- Piperazin: dùng liều 0,3g/kg thể trọng gà, trộn thuốc với thức ăn cho gà ăn một lần.

- Tetramisol: dùng liều 40mg/kg thể trọng gà, thuốc có thể pha nước cho gà uống trực tiếp hoặc trộn thức ăn cho gà.

- Mebenvet: dùng liều 60-100mg/kg thể trọng gà, trộn thuốc với thức ăn cho gà.

Phòng bệnh

Tẩy giun đũa cho đàn gà theo định kỳ 4 tháng/lần.

Thực hiện vệ sinh thú y: giữ chuồng trại và nơi chăn thả gà sạch sẽ khô ráo, định kỳ phun thuốc diệt trứng giun như: dung dịch xút 5%.

Nuôi dưỡng tốt gà để nâng cao sức đề kháng với bệnh.


Related news

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Nuôi Gà Những Điều Cần Lưu Ý Khi Nuôi Gà

Chọn con giống sạch bệnh, có xuất xứ rõ ràng, được lấy từ bố mẹ đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin. Các lò ấp phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và có quy trình vệ sinh định kỳ, được cơ quan thú y chứng nhận đạt yêu cầu.

Wednesday. July 31st, 2013
Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đạt Hiệu Quả Cao Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đạt Hiệu Quả Cao

Đến đội 9, thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên (Hưng Yên), nhình đàn gà ta thả ven đồng, con nào con nấy khoẻ mạnh, lông vàng au, mào đỏ, nhanh nhẹn, ai cũng thích. Trong khi nông dân ở nhiều địa phương đang lao đao vì dịch cúm gia cầm thì ông Nguyễn Văn Tụ rất yên tâm nuôi gà do phòng chống dịch bệnh tốt.

Monday. July 8th, 2013
Kỹ Thuật Nuôi Gà Kabir Bố Mẹ Kỹ Thuật Nuôi Gà Kabir Bố Mẹ

Gà Kabir do hãng Kabir- Isarel tạo ra. Qua 36 năm nghiên cứu, chọn lọc, nhân giống và lai tạo. Hãng Kabir đã tạo ra 31 dòng gà chuyên dụng thịt lông trắng và lông màu trong đó có 13 dòng đang khai thác rất nổi tiếng.

Thursday. July 25th, 2013
Nuôi Gà Thịt Công Nghiệp Lông Trắng Nuôi Gà Thịt Công Nghiệp Lông Trắng

Gà thịt Broiler là giống gà tổ hợp lai giữa 2, 4 hoặc 6 dòng gà thịt cao sản. Gà Broiler có ưu thế lai về mọi mặt: cường độ sinh trưởng và trao đổi chất nhanh, sức sống cao, hiệu quả kinh tế lớn.

Friday. July 26th, 2013
Bệnh Lỵ Và Thương Hàn Trên Gà Bệnh Lỵ Và Thương Hàn Trên Gà

Hai bệnh này trên thực tế coi như một bệnh, do hai chủng vi trùng Salmonella pullorum và Salmonella gallinarum gây nên. Bệnh có thể lây truyền qua trứng của gà mái bệnh, gà con mới nở bị nhiễm bệnh và lan truyền bệnh cho gà con ấp cùng máy. Gà bệnh sống sót còn lại trở thành vật mang trùng làm lây lan cho những con khác.

Wednesday. July 31st, 2013