Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bệnh giả sương mai hại bí xanh

Bệnh giả sương mai hại bí xanh
Ngày đăng: 08/10/2015

Vết bệnh trên lá là các chấm nhỏ không màu. Rồi to dần thành hình tròn đa giác hay bất định hoặc bị giới hạn bởi các đường gân thành hình gần vuông mắt sàng, màu xanh trong giọt dầu, có viền vàng.

Sau đó, chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt và cháy khô.

Vết bệnh phát sinh phá hại từ mặt dưới của lá, có thể rải rác hoặc tập trung thành đám, chủ yếu trên ruộng có ngọn bò từ nửa đòn gánh trở lên; tốc độ lây lan nhanh.

Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời thì toàn cây, thậm chí cả ruộng đều bị hại.

Bệnh giả sương mai do nấm Pseudoperonospora Cubensis gây ra. Nấm này luôn sẵn có trên đồng ruộng, khả năng sinh sản mạnh, nhất là trong điều kiện giao mùa từ nóng bức sang mát mẻ và có mưa dông xen kẽ.

Biện pháp khắc phục là thường xuyên thăm đồng, nhận diện được bệnh hại. Nếu ruộng có cây chớm bị, cần tạm dừng bón thúc, dùng kéo sắc nhẹ nhàng cắt bỏ từ cuống lá bệnh và đem chôn vùi nơi xa ruộng đang trồng.

Đồng thời dùng thuốc XANI zed 72WP và gói bám dính HPC để pha phun trừ; lượng dùng, pha 1 gói XANI zed 72WP loại 20 gr với 1 gói bám dính HPC loại 20 ml vào bình 10 lít nước, phun đẫm đều cho từng bộ phận cây bí. Phun 2 lần vào chiều mát không mưa, lần 2 sau lần 1 từ 2 - 3 ngày.

Dù cây bị bệnh hay không vẫn phải duy trì việc tưới nước qua rãnh và thường xuyên duy trì mực nước ở lưng mắt cá chân, bởi bí xanh rất cần độ ẩm đất.


Có thể bạn quan tâm

Nhãn Lồng Ông Kháy Nhãn Lồng Ông Kháy

Chúng tôi đến thăm vườn nhãn lồng của gia đình ông Hứa Văn Kháy ở thôn Chùa, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đúng lúc ông đang thu hoạch.

09/08/2013
Mong Được Hỗ Trợ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuối Mong Được Hỗ Trợ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuối

Hôm qua ông Huỳnh Văn Sơn đã viết thư cảm ơn và cho biết, ông và đa số bà con nông dân cảm thấy hết sức an tâm và tin tưởng những gì mà Bộ trưởng nói.

09/08/2013
“Treo Miệng” Cá Tra “Treo Miệng” Cá Tra

Chuyện người nuôi cá tra “treo ao” đã cũ, giờ người nuôi bắt đầu phải “treo miệng” cá tra - ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá tra Thới An (quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) than thở về tình cảnh người nuôi cá tra hiện nay.

10/08/2013
Ứng Dụng Kỹ Thuật, Công Nghệ Mới Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ứng Dụng Kỹ Thuật, Công Nghệ Mới Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Nam Định liên tục tăng, hiện đạt 486ha ở ba huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14 - 15 tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha.

10/08/2013
Cán Bộ Thú Y Cơ Sở Giữ Cơ Nghiệp Cho Nhà Nông Cán Bộ Thú Y Cơ Sở Giữ Cơ Nghiệp Cho Nhà Nông

Đối với nhiều nông dân ở Bắc Giang, hình ảnh những cán bộ thú y cơ sở ngày ngày đi khắp các thôn, xóm chăm sóc, điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm đã trở nên quen thuộc. Công việc tuy vất vả nhưng với lòng yêu nghề, họ đã góp phần không nhỏ bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi.

10/08/2013