Bệnh giả sương mai hại bí xanh

Vết bệnh trên lá là các chấm nhỏ không màu. Rồi to dần thành hình tròn đa giác hay bất định hoặc bị giới hạn bởi các đường gân thành hình gần vuông mắt sàng, màu xanh trong giọt dầu, có viền vàng.
Sau đó, chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt và cháy khô.
Vết bệnh phát sinh phá hại từ mặt dưới của lá, có thể rải rác hoặc tập trung thành đám, chủ yếu trên ruộng có ngọn bò từ nửa đòn gánh trở lên; tốc độ lây lan nhanh.
Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời thì toàn cây, thậm chí cả ruộng đều bị hại.
Bệnh giả sương mai do nấm Pseudoperonospora Cubensis gây ra. Nấm này luôn sẵn có trên đồng ruộng, khả năng sinh sản mạnh, nhất là trong điều kiện giao mùa từ nóng bức sang mát mẻ và có mưa dông xen kẽ.
Biện pháp khắc phục là thường xuyên thăm đồng, nhận diện được bệnh hại. Nếu ruộng có cây chớm bị, cần tạm dừng bón thúc, dùng kéo sắc nhẹ nhàng cắt bỏ từ cuống lá bệnh và đem chôn vùi nơi xa ruộng đang trồng.
Đồng thời dùng thuốc XANI zed 72WP và gói bám dính HPC để pha phun trừ; lượng dùng, pha 1 gói XANI zed 72WP loại 20 gr với 1 gói bám dính HPC loại 20 ml vào bình 10 lít nước, phun đẫm đều cho từng bộ phận cây bí. Phun 2 lần vào chiều mát không mưa, lần 2 sau lần 1 từ 2 - 3 ngày.
Dù cây bị bệnh hay không vẫn phải duy trì việc tưới nước qua rãnh và thường xuyên duy trì mực nước ở lưng mắt cá chân, bởi bí xanh rất cần độ ẩm đất.
Related news

Vasep cũng kiến nghị, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công Thương đưa nhóm cá ngừ vào gói đàm phán thương mại, để có thuế xuất khẩu 0%. Theo Vasep, “gỡ” được các vướng mắc, xuất khẩu cá ngừ có thể lên 2 tỷ USD/năm, chứ không chỉ khoảng 600 triệu USD/năm như hiện nay.

Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông sản, cải tạo chất lượng giống là giải pháp then chốt để hiệu quả sản xuất tăng lên. Trung Tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng là đơn vị góp phần cải tạo chất lượng giống vật nuôi để cung ứng cho như cầu phát triển của địa phương.

Thành công từ mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại xã Tam Quan Nam và thị trấn Tam Quan đã tháo gỡ được nỗi lo của người nuôi tôm, góp phần khôi phục lại môi trường nuôi trồng thủy sản, vừa mở ra hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.

Cụ thể, loại tôm sú cỡ 40 con/kg được bán với giá 175 - 185 ngàn đồng/kg, tôm sú loại 30 con/kg có giá 205 - 215 ngàn đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg có giá 130 - 140 ngàn đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg cũng được bán với giá 100 - 110 ngàn đồng/kg.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 50 tấn hóa chất sát trùng Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.