Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Bệnh giả dại ở heo

Bệnh giả dại ở heo
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 23/12/2015

Heo là ký chủ tự nhiên chủ yếu nhưng virus cũng có thể lây nhiễm cho chó, mèo và trâu bò gây ra các triệu chứng thần kinh trầm trọng và chết.

Virus bệnh giả dại có thể ẩn náu lặng lẽ lâu dài bên trong tế bào thần kinh của heo và từng lúc kích hoạt gây bệnh cho heo. Virus có thể đi qua dạ con và nhau thai để gây nhiễm cho bào thai. Virus có khả năng tồn tại ba tuần ở bên ngoài cơ thể heo.

1. Triệu chứng:

- Thể cấp tính: Virus bệnh giả dại khi xâm nhập vào đàn heo cảm thụ sẽ gây ra một ổ dịch cấp tính mà dấu hiệu ban đầu là sốt, bỏ ăn, lờ đờ và tùy theo từng lứa tuổi mà heo có các triệu chứng lâm sàng khác nhau.

- Heo nái: Ở heo nái dấu hiệu ban đầu thường là một vài con bị sẩy thai. Heo nái bị nhiễm virus vào đầu thai kỳ có thể bị lên giống trở lại do thai chết và bị hấp thụ. Nếu bị nhiễm vào giữa thai kỳ thì có thể bị sẩy thai và sinh ra thai khô, còn nhiễm vào giai đoạn cuối thì sẽ bị sẩy thai, heo con chết non hoặc ốm yếu, còi cọc, run rẩy.

- Heo con theo mẹ: Dấu hiệu đầu tiên ở heo con mới sinh là tình trạng lờ đờ, xù lông, sau đó chúng bỏ bú và trong vòng 24 giờ xuất hiện các triệu chứng như: run rẩy, đi loạng choạng, ho, chảy nước miếng, nước mũi lòng ròng và lên cơn co giật, mắt đảo lòng vòng và có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy. Một số con có các dấu hiệu lâm sàng như đi lòng vòng, ngồi như chó ngồi hoặc nằm nghiêng và bơi chèo. Heo con chết trong vòng 24 – 36 giờ sau khi các dấu hiệu thần kinh bắt đầu xuất hiện. Tỉ lệ chết ở heo con rất cao có thể đến 100%.

- Heo cai sữa và heo thịt: Heo cai sữa cũng có các triệu chứng tương tự như heo con theo mẹ nhưng nhẹ hơn. Ban đầu heo bị sốt cao 41 – 42oC, hắt hơi, chảy nước mũi, ho, khó thở và một số con có các triệu chứng thần kinh hoặc bị viêm phổi nặng và chết, tuy nhiên tỉ lệ chết thường dưới 10%. Phần lớn heo hồi phục hoàn toàn sau 5 – 10 ngày tuy nhiên có thể có một số con bị còi cọc và chậm lớn.

- Thể bệnh mãn tính và tình trạng mang trùng: Ở thể mãn tính, virus bệnh giả dại lưu hành trong đàn heo có thể không gây ra các dấu hiệu lâm sàng nhưng có khuynh hướng làm bộc phát bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và heo dễ bị nhiễm các vi trùng như Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng và Actinobacillus pleuropneumoniae gây viêm phổi. Những con heo khỏi bệnh có thể trở thành những con mang trùng, có virus tiềm ẩn trong cơ thể, làm lây lan virus cho các con heo khác và truyền virus cho heo con qua dạ con hoặc sau khi sinh.

2. Bệnh tích:

Nói chung thường không thấy được bệnh tích đại thể đặc trưng trên heo mắc bệnh giả dại. Ở heo con chủ yếu dưới 7 ngày tuổi có thể có các đốm hoại tử nhỏ màu trắng đục rải rác trên gan và lách. Phổi bị xung huyết hoặc phù, viêm hạch amiđan, xuất huyết hạch lymphô phổi.

3. Chẩn đoán:

Đối với ổ dịch thể cấp tính thì việc chẩn đoán bệnh giả dại chủ yếu dựa trên các dấu hiệu lâm sàng mô tả ở trên đặc biệt là ở trên heo con mới sinh. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh mãn tính thì có thể nhầm lẫn với Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) và Bệnh cúm heo thể mãn tính. Trong phòng thí nghiệm, virus có thể được phát hiện bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang hoặc phân lập virus trên tế bào. Phát hiện kháng thể bệnh giả dại bằng phương pháp ELISA.

4. Điều trị và phòng bệnh:

Cách tốt nhất để phòng bệnh giả dại là chủng vacxin cho heo kết hợp với quản lý an toàn sinh học thật tốt cho cơ sở chăn nuôi. Bệnh giả dại do virus gây ra nên không thể điều trị được, tuy nhiên nên sử dụng kháng sinh để kềm chế các vi trùng phụ nhiễm trên heo. Công ty Navetco có các sản phẩm có thể điều trị vi khuẩn kế phát trong bệnh giả dại kết hợp với Navet-Interferon để khống chế sự nhân lên của virus giúp cho bệnh giảm nhẹ và rút ngắn thời gian bệnh....


Có thể bạn quan tâm

Bệnh bại liệt ở heo nái Bệnh bại liệt ở heo nái

Biểu hiện của bệnh bại liệt thường xảy ra trước và sau khi đẻ và hay gặp ở 2 chân sau.

22/12/2015
Khắc phục lợn mẹ cắn con Khắc phục lợn mẹ cắn con

Trong chăn nuôi lợn nái, có trường hợp, lợn mẹ trở nên dữ tợn, cắn con sau khi đẻ. Nếu không có biện pháp khắc phục có hiệu quả và kịp thời lợn mẹ có thể cắn chết hoặc làm bị thương tới 30-50% số con trong đàn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

22/12/2015
Nguyên nhân và cách phòng trừ bệnh bọng nước trên heo Nguyên nhân và cách phòng trừ bệnh bọng nước trên heo

Bệnh bọng nước heo là bệnh nhiễm trùng, có tính chất lây lan mạnh.

22/12/2015