Home / Hải sản / Tôm sú

Bệnh Đóng Rong, Đóng Nhớt

Bệnh Đóng Rong, Đóng Nhớt
Publish date: Sunday. July 31st, 2011

Đóng rong là một bệnh chủ yếu do môi trường tạo ra trong đó các tác nhân chính là tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động lên nhau tạo thành bệnh.

Theo Lightner, bệnh đóng rong xuất phát từ những Protozoe sống tự do trong ao hoặc trong bể nuôi, bọn này sống lơ lửng hoặc sống dưới đáy ao.

Bệnh đóng rong trên tôm có mặt ở khắp nơi trên thế giới.

Trong quá trình nghiên cứu tại ba vùng khác nhau, chúng tôi nhận thấy, toàn bộ các ao nuôi đều có xuất hiện bệnh đóng rong. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện từng ao mà bệnh xuất hiện sớm hay muộn.

Bệnh đóng rong xuất hiện từ giai đoạn tôm giống đến tôm trưởng thành, đặc biệt là vào những tháng cuối của vụ nuôi.

Đặc trưng của mầm bệnh:

- Phần lớn do một số vi khuẩn gây ra như: Vibrio sp., Aeromonas sp., ... Do một số tảo lam: Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola; Tảo lục: Enteromorpha sp.; Tảo khuê: Amphora sp., Nitszchia sp., loài nấm và nguyên sinh động vật.

Theo Lightner, bệnh này xuất hiện do ký sinh trùng, tảo, vi khuẩn ... tấn công từ bên ngoài vào.

Bệnh đóng rong rất dễ nhận biết, toàn thân bị dơ, tập trung ở phần đầu ngực hay toàn thân, mang và các phụ bộ. Tôm bị bệnh này rất yếu, bỏ ăn, ít di chuyển và cặp mé bờ, đồng thời mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc.

Phương pháp cuẩn đoán:

Kiểm tra ký sinh trùng bằng cách soi tươi dưới kính hiển vi kết quả phát hiện thấy Vorticella sp. và Epistylis sp. và nhiều nấm. Xét nghiệm PCR trên tôm bị đóng rong có đến 80% tôm bị nhiễm mầm bệnh đốm trắng với cường độ nặng.

Biện pháp phòng trị:

- Phòng bệnh bằng cách quản lý chất lượng nước ao tốt, ổn định tảo trong ao và luôn đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm.

- Tăng cường thay nước nhằm cải thiện môi trường đồng thời kích thích cho tôm lột. Nếu tỷ lệ nhiễm cao, chúng ta có thể dùng formol liều lượng từ 15-20ppm đánh vào ban ngày sau đó thay nước, nếu đóng rong vẫn còn ta có thể đánh tiếp lần hai


Related news

Bệnh Đầu Vàng (Yellow Head Disease) Bệnh Đầu Vàng (Yellow Head Disease)

Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo, tôm rằn và nhiều loại tôm khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều lúc thời tiết thay đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao.

Tuesday. January 3rd, 2012
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú (Phần 2) Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú (Phần 2)

Sử dụng thức ăn viên công nghiệp được sản xuất trong nước hoặc thức ăn nhập khẩu để cho tôm ăn. Chất lượng thức ăn phải đảm bảo có hàm lượng đạm tổng số từ 30 đến 40 %.

Monday. January 3rd, 2011
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sinh Thái (Rừng - Tôm) Kết Hợp Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sinh Thái (Rừng - Tôm) Kết Hợp

Do trong quá trình nuôi tôm thải ra các chất hữu cơ với thời gian khá dài (gần 10 tháng) vì vậy chúng ta cần phải sên vét lớp bùn dưới đáy ao để tránh hiện tượng dơ đáy và phát sinh các khí độc như: NH3, H2S… đồng thời tạo nên lớp đất mới cho tảo và các sinh vật phát triển nhằm làm giàu dinh dưỡng trong ao và tạo thức ăn cho tôm

Friday. December 17th, 2010
Kĩ Thuật Nuôi Tôm (Phần 1) Kĩ Thuật Nuôi Tôm (Phần 1)

Nạo vét các chất bùn hữu cơ do xác tảo và thức ăn thừa tạo nên, dùng men vi sinh để giúp phân hủy trong trường hợp không nạo vét hết bùn dơ ra khỏi ao. Trường hợp không có thể nạo vét bùn trong ao ra ngoài được, nên cải thiện đáy ao với men vi sinh như Power pack hoặc Aqua bac hoặc Super PS

Saturday. April 2nd, 2011
Phòng Bệnh Phân Trắng Cho Tôm Phòng Bệnh Phân Trắng Cho Tôm

Trong những năm gần đây, bệnh phân trắng xuất hiện ở nhiều vùng nuôi tôm của cả nước. Bệnh này tuy không xảy ra thành dịch lớn, nhưng đôi khi cũng xuất hiện trên cả vùng tương đối rộng

Sunday. July 31st, 2011