Trang chủ / Cây ăn trái / Đu đủ

Bệnh Đốm Vòng Đu Đủ Và Cách Phòng Trị

Bệnh Đốm Vòng Đu Đủ Và Cách Phòng Trị
Ngày đăng: 14/08/2013

Bệnh đốm vòng (Papaya Ringspot Virus) còn gọi là bệnh đốm hình nhẫn, là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ, gây trở ngại lớn cho nghề trồng đu đủ ở nước ta. Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, quả đến thân và cuống lá.

1. Triệu chứng của bệnh

Trên lá: Ban đầu là các vết đốm sáng vàng lợt, lá hơi co lại, sau đó vết bệnh phát triển dần thành các đốm vòng tròn (giống hình chiếc nhẫn). Mặt trên của những lá non, lá ngọn vùng mô bị bệnh nhăn phồng; bìa lá non bị cuốn cong vào phía trong của mặt dưới lá, bìa lá già bị cuốn lên, lá bị khảm và biến dạng. Những cây bị bệnh nặng, lá non thường bị mất thùy, chỉ còn cuống lá, đôi khi cuống lá cũng bị biến dạng co quắp.

Trên quả: Lúc đầu vết bệnh chỉ là những đốm thâm xanh sẫm, sau đó phát triển dần thành những đốm vòng tròn hoặc bầu dục, có kích thước khoảng 0,5 - 1 cm (giống hình chiếc nhẫn) màu xanh sẫm. Bệnh tập trung gây hại nhiều ở phần nửa quả phía sát với cuống. Khi quả già chín, những vòng tròn trên quả chuyển dần sang màu vàng sậm và thối ăn sâu vào bên trong thịt quả. Cây bị bệnh thường ít quả, quả rất nhỏ, quả chín ăn rất nhạt.

Trên thân và cuống lá: Vết bệnh là những sọc ngắn màu xanh tối, đôi khi cũng tạo nên các hình bầu dục, xuất hiện chủ yếu ở phần non trên ngọn.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh đốm vòng trên cây đu đủ do một loại virút có tên khoa học là Papaya ringspot virus (PRSV) gây ra.

Bệnh đốm vòng đu đủ không lây truyền qua hạt giống, mà theo 2 con đường chính là qua vết thương cơ giới và côn trùng môi giới. Môi giới truyền bệnh đốm vòng đu đủ chủ yếu là các loài rệp muội như Aphis gossipii, Aphis crasivora (gây hại nhiều trên các loại rau cải, bầu, bí, mướp, dưa…), đặc biệt là rệp đào (Myzus persicae). Chúng thường chích hút nhựa cây và truyền virút đốm vòng từ cây bệnh sang cây khoẻ.

Bệnh đốm vòng lây lan rất nhanh, nhất là ở những cây đu đủ 5 - 6 tháng tuổi trở đi. Cây bị bệnh thường biểu hiện giống với triệu chứng thiếu dinh dưỡng hoặc hậu quả của chất hóa học (thuốc trừ cỏ). Do đó, bệnh khó phát hiện ở giai đoạn sớm.

3. Biện pháp phòng trị

Hiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc chữa trị bệnh đốm vòng cho cây đu đủ, vì thế nên kết hợp một số biện pháp để hạn chế tác hại của bệnh như:

- Chọn cây giống khoẻ, không có triệu chứng đã bị nhiễm bệnh.

- Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã bị bệnh, đem tiêu hủy.

- Thường xuyên làm sạch cỏ dại trong vườn đu đủ.

- Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp… trong vườn đu đủ. Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới cho virút xâm nhập.

- Chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh, giúp cây chống đỡ với bệnh được tốt hơn.

- Có thể phun xịt bằng một trong các loại thuốc sau đây để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh như: Supracide, Suprathion, Bi58, Trebon, Bassa, Applaud… (cách sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc). Đu đủ rất dễ bị cháy lá bởi các loại thuốc nhũ dầu, do đó không được pha thuốc đậm đặc và chỉ nên phun thuốc vào lúc chiều mát.


Có thể bạn quan tâm

Cách Phòng Và Trị Bệnh Đu Đủ Xoắn Lá Cách Phòng Và Trị Bệnh Đu Đủ Xoắn Lá

Cây đu đủ thường hay bị sâu bệnh phá hoại như tuyến trùng hại rễ, nhện đỏ chích hút làm lá vàng ra. Rệp sáp và bọ trĩ chích hút làm cây và quả mất nhựa, lại còn truyền virus gây bệnh xoắn lá.

27/07/2013
Cách Chọn Giống Đu Đủ Cho Nhiều Quả Cách Chọn Giống Đu Đủ Cho Nhiều Quả

Các giống đu đủ của Việt Nam hay của Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, ấn Độ... đều để giống được, với điều kiện không phải là giống lai F1. Các giống của Đài Loan có tỷ lệ cây cái cao và thường thuộc loại cây lai nhân tạo.

31/07/2013
Công Dụng Khác Của Cây Đu Đủ Công Dụng Khác Của Cây Đu Đủ

Đu đủ chín chứa khoảng 70% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit, axit hữu cơ, vitamin A, B, C, Protit, 0,9% chất béo, xenlulôzơ (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin...

31/01/2013
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Đu Đủ Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Đu Đủ

Tháp hay giâm cành đu đủ đều được cả, nhưng tốn công vô ích. Trái lại trồng bằng hột thì dễ dàng tiện lợi. Trái đu đủ đã nhiều hột, mà hột lại tồn trữ dễ dàng.

31/01/2013
Đặc Điểm Của Cây Đu Đủ Đặc Điểm Của Cây Đu Đủ

Cây đu đủ, tên La-tinh là Carica papaya, có nguồn gốc trung Mỹ. Đây là một cây trái rất quen thuộc được trồng ở khắp mọi nơi, từ một vài cây quanh nhà, bờ đê đến xen canh cây lâu năm, hoặc có nơi trồng nguyên vườn.

31/01/2013