Bệnh Đốm Phấn
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh còn được gọi là bệnh sương mai, rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm. Ở Đồng bằng sông Cửu long, bệnh thường nặng vào vụ Hè Thu và có thể thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi, ngay cả trong vụ Đông Xuân. Điều kiện khí hậu ở nước ta rất thích hợp cho bệnh này phát triển.
Bệnh tấn công chủ yếu trên lá, trái và hạt cũng bị nhiễm khi bệnh nặng. Đầu tiên, mặt trên lá có những đốm nhỏ màu vàng hoặc xanh nhạt, mặt dưới lá có những cụm nấm giống như phấn màu trắng xám. Đây là tập hợp các đính bào đài (conidiophores) và các đính bào tử (conidia) của nấm gây bệnh. Đốm bệnh sẽ chuyển sang màu xám sậm hoặc nâu sậm, lá khô và rụng sớm. Nấm bệnh cũng có khả năng xâm nhập vào lớp vỏ trái rồi vào hạt. Hạt bị phủ bởi một lớp bụi trắng (white crusts) với nhiều nõan bào tử (oospores). Bệnh nặng, trái và hạt không phát triển.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Peronospora manshurica (Naumov) Sydow
Đính bào đài không màu và không vách ngăn, mọc thành chùm ở khí khẩu, có kích thước 350 - 880 x 6 - 8 micron, phân nhánh đôi ở đầu (đặc điểm này giúp ta nhận diện nấm được dễ dàng).
Đính bào tử là một tế bào không màu hoặc có màu vàng nhạt, hình cầu hoặc hình trứng, có màng mỏng, kích thước: 15 - 28 x 16 - 22 micron.
Noãn bào tử còn được gọi là bào tử nghỉ (resting spore), được thành lập bên trong mô cây, có vách dày, màu vàng, hình cầu có đường kính 24 - 40 micron. Bề mặt láng với cấu tạo võng lưới. Noãn bào tử có thể tồn tại ở hạt giống, bao phủ bên ngoài hạt giống làm cho lớp vỏ hạt cứng lại.
Trong thời gian cây đang sinh trưởng, nấm lây lan bằng đính bào tử, nấm được lưu tồn qua vụ sau bằng noãn bào tử trong xác bã của cây bệnh và trong hạt giống. Loại nấm này có nhiều dòng sinh lý khác nhau nên việc tuyển chọn giống kháng bệnh gặp nhiều khó khăn.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Chọn hạt giống ở những ruộng không bệnh. Sàng sẩy hạt trước khi tồn trữ hoặc trước khi gieo. Dùng giống chống bệnh.
- Chọn thời vụ thích hợp, tăng cường bón thêm phân lân và kali. Áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh đồng ruộng giống như ở bệnh rỉ. Khử hạt giống bằng thuốc hóa học trước khi gieo.
- Phun thuốc gốc lưu huỳnh hoặc Score 250 EC
Có thể bạn quan tâm
Chuẩn bị lượng đậu nành giống khoảng 120-130kg/ha. Khi lúa đông xuân vừa chín, tiến hành gieo sạ đậu nành trước rồi đưa máy gặp đập liên hợp vào thu hoạch lúa ngay (chú ý không để lâu, hạt đậu hấp thu nước sẽ bị mềm, khi đưa máy vào thu hoạch lúa sẽ làm ảnh hưởng đến hạt giống).
Hạt giống từ khi còn được mang trên cây sắp thu họach, đến giai đọan tồn trữ và được mang ra trồng, có thể bị nhiễm nhiều lọai bệnh hạt mang mầm bệnh bên trong hoặc trên lớp vỏ hạt
Bệnh còn được gọi là bệnh sương mai, rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm. Ở Đồng bằng sông Cửu long, bệnh thường nặng vào vụ Hè Thu và có thể thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi, ngay cả trong vụ Đông Xuân. Điều kiện khí hậu ở nước ta rất thích hợp cho bệnh này phát triển
2Lúa xin giới thiệu với bà con phương pháp trồng đậu tương đạt năng suất cao. Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (tên khoa học Glycine max) là loại cây họ Đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng chất đạm protein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc.
Các loại đất màu và đất lúa chủ động tưới tiêu đều có thể trồng được đậu nành rau. Nhưng những loại đất thịt nhẹ, có độ phì cao, tơi xốp thì đậu nành rau sẽ thu được năng suất cao. Độ pH thích hợp cho đậu nành rau là 5,8 - 6,5