Bệnh Đốm Nâu (Hoại Tử) Trên Tôm Càng Xanh
Bệnh đốm nâu xuất hiện quanh năm và tấn công từ cà tôm ấu trùng đến tôm trưởng thành. Nhưng khi bị bệnh thì tỷ lệ hao hụt của tôm ấu trùng cao hơm tôm lớn.
Người ta còn gọi bệnh này là bệnh hoại tử, do vi khuẩn gây ra và cũng do môi trường sống của tôm không hợp vệ sinh.
Trên mình tôm xuất hiện nhiều đốm nâu to nhỏ khác nhau, những đốm này trước màu nâu sau trở sang đen và xuất hiện dưới lớp vỏ kitin và lớp biểu mô của tôm.
Tôm bị bệnh này trở nên kém ăn, mất sức, gầy óp. Tôm con dễ chết hơn tôm lớn.
Cách phòng bệnh là nên chú ý đến nguồn nước trong ao, cần phải thay nước cho ao thường xuyên và trong ao nên thả tôm với mật độ vừa phải. Ngoài ra, ta nên cho tôm ăn bổ dưỡng hơn, để tôm có sức đề kháng chống chọi lại bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị về bệnh này.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi ghép tôm càng xanh với rong gai cho hiệu quả kinh tế và môi trường.
Israel phát triển kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn cái, thích hợp nuôi mật độ cao hơn nuôi toàn đực.
Giới thiệu vai trò toàn diện của Clostridium butyricum và emodin trên tôm càng xanh và cho biết chính xác liều lượng sử dụng để đem lại hiệu quả tối ưu.
Khi đạt đến mức giới hạn Nitrat sẽ gây độc rất lớn với tôm càng xanh giai đoạn ấu trùng.
Mô hình nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, giúp cho người nuôi thủy sản lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp để phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa