Trang chủ / Cây lương thực / Khoai lang

Bệnh Đốm Đen Hại Khoai Lang

Bệnh Đốm Đen Hại Khoai Lang
Ngày đăng: 11/08/2011

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh còn được gọi là bệnh đốm vòng, đây là một trong những bệnh chủ yếu hại lá, thường gây hại từ khi mới trồng cho đến khi thu hoạch. Bệnh phát triển mạnh khi có mưa nhiều, đất ẩm ướt và vào giai đọan cuối sinh trưởng của cây.

Trên lá có những vết tròn hoặc vết có góc cạnh (khi vết bệnh xuất hiện gần các gân lá) có màu nâu hoặc đen, có kích thước độ 1cm hoặc lớn hơn. Vết bệnh hơi lõm xuống,có viền rất rõ và có những vòng đồng tâm, vết bệnh thường bị khô nứt ở giai đoạn sau, cả lá bị vàng hoặc khô cháy đi. Đôi khi vết bệnh cũng xuất hiện trên củ dưới dạng các vết màu nâu đen với đường kính 1cm.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Bệnh do nấm Alternaria solani (Ell và Martin) Jones và Crout (A. bataticola Ikata). Đính bào đài có màu nâu, phát triển nhô ra khỏi hai mặt lá, có kích thước: 50 -90 x 8 - 9 micron. Đính bào tử có màu nâu vàng, có 5 - 12 vách ngăn, trong số đó có những vách ngăn dọc. Đính bào tử có hình quả chùy với cuống dài, kích thước rất thay đổi: 120 - 269 x 12 - 20 micron. Nấm phát triển thuận lợi ở 26oC, nhiệt độ giới hạn là 12oC và 38oC. Nấm thuộc loài đa thực, có thể gây bệnh cho nhiều loại cây khác nhau, có khả năng lưu tồn trong củ giống và trong xác cây bệnh.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, xử lý củ giống bằng cách ngâm củ trong thời gian 1 giờ - 1 giờ 30 phút vào một trong các dung dịch sau đây: Formol 0,4 - 0,5% ; CuSO4 1% ; HgCl2 0,1%.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Đốm Đen Hại Khoai Lang Bệnh Đốm Đen Hại Khoai Lang

Bệnh còn được gọi là bệnh đốm vòng, đây là một trong những bệnh chủ yếu hại lá, thường gây hại từ khi mới trồng cho đến khi thu hoạch. Bệnh phát triển mạnh khi có mưa nhiều, đất ẩm ướt và vào giai đọan cuối sinh trưởng của cây. Trên lá có những vết tròn hoặc vết có góc cạnh (khi vết bệnh xuất hiện gần các gân lá) có màu nâu hoặc đen, có kích thước độ 1cm hoặc lớn hơn. Vết bệnh hơi lõm xuống,có viền rất rõ và có những vòng đồng tâm, vết bệnh thường bị khô nứt ở giai đoạn sau, cả lá bị vàng hoặc khô cháy đi. Đôi khi vết bệnh cũng xuất hiện trên củ dưới dạng các vết màu nâu đen với đường kính 1cm.

30/10/2013
Chọn Hom Giống Và Cách Trồng CÂy Khoai Lang Chọn Hom Giống Và Cách Trồng CÂy Khoai Lang

Khoai lang thường được nhân giống vô tính bằng chồi củ giống và bằng hom giống của dây sau khi thu hoạch củ từ vụ trước. Ngoài các yếu tố về đất đai, thời vụ, phân bón, kỹ thuật canh tác, đặc điểm giống… thì độ dài, chất lượng hom giống và cách trồng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất củ.

30/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang

2. Kỹ thuật trồng khoai lang Kỹ thuật trồng và chăm sóc Đất: khoai lang yêu cầu trồng ở đất thoát nước, vụ đông chỉ nên đánh luống hẹp từ 0,9-1,1m, cao từ 35-45cm. Làm đất, bỏ phân, lên luống cần tạo rãnh nông ở giữa để trồng dây. Phân bón: Phân chuồng bón từ 10-15 tấn/ha. Phân hóa học: có thể dùng phân tổng hợp NPK: 30N:40P2O5:60K2O; mức cao hơn NPK theo tỷ lệ: 60N:80P2O5:100K2O cho 1 ha.

30/10/2013
Phương Pháp Bảo Quản Khoai Lang Tươi Phương Pháp Bảo Quản Khoai Lang Tươi

Hầm này cũng chọn chỗ đất cao ráo và khô, không có mạch nước ngầm. Hầm đào sâu trên 1 m, phía trên mặt hầm đắp một bức tường đất quanh miệng hầm, có chừa một cửa để lên xuống, hầm phải có nắp đậy kín và có mái che. Bảo quản bằng hai cách trên sẽ cách ly được với môi trường và khoai giữ được lâu hơn.

30/10/2013
Trồng Khoai Lang Rau KLR1, KLR3, KLR5 Trồng Khoai Lang Rau KLR1, KLR3, KLR5

1. Thời vụ: Có thể trồng các giống khoai lang rau quanh năm nhưng trồng cho cho năng suất cao nhất vào vụ Xuân hè (Trồng tháng 2-3) và Hè thu( trồng tháng 6-7). 2. Chọn và chuẩn bị đất trồng:

30/10/2013