Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Bệnh Cúm Gà

Bệnh Cúm Gà
Ngày đăng: 30/12/2011

Bệnh cúm gà là bệnh truyền nhiễm do virus cúm typ A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra.

Đặc điểm bệnh

- Loài mắc bệnh gồm các loại gia cầm: gà, gà tây, ngan, ngỗng, vịt, chim câu, chim cút, đà điểu, các loài chim...

- Thời gian nung bệnh từ vài giờ đến 3 ngày (phụ thuộc vào số lượng virus, con đường xâm nhập, loài mẫn cảm).

- Tỉ lệ mắc và chết phụ thuộc vào loại vật mắc và độc lực của virus gây bệnh. Trường hợp virus gây bệnh có độc lực cao, gà có thể mắc và chết 100%.

Biểu hiện

- Con vật sốt cao, có những biểu hiện không bình thường ở hệ thống tiêu hoá, hô hấp, sinh sản, thần kinh.

- Gia cầm giảm hoạt động, giảm tiêu thụ thức ăn, gầy yếu, tăng số gia cầm ấp ở đàn đang đẻ, giảm sản lượng trứng.

- Trường hợp nặng biểu hiện ở gia cầm là ho, thở khó, chảy nước mắt, đứng túm tụm một chỗ, lông xù, phù đầu và mặt, những chỗ da không có lông bị tím tái, chân bị xuất huyết, rối loạn thần kinh, ỉa chảy, một số con biểu hiện co giật hoặc đầu ở tư thế không bình thường.

- Những triệu chứng trên có thể gặp cùng một lúc hoặc riêng rẽ trên gia cầm.

- Xác gia cầm chết bệnh tím tái, mổ xác thấy dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề) xuất huyết, phổi tích máu, thận và gan sưng to.

Bệnh tích

Bệnh tích thường gặp: mào và tích sưng to, phù quanh mí mắt. Có thể phù ở niêm mạc khí quản, có thể viêm dính buồng trứng với xoang bụng. Xuất huyết đốm ở trên bề mặt niêm mạc và tương mạc nội tạng. Viêm xuất huyết hầu hết đường tiêu hoá, nhất là ở manh tràng, dạ dày tuyến nơi tiếp giáp với mề.

Khả năng lan truyền của bệnh cúm gà

- Virus cúm gà có thể sống ít nhất 3 tháng ở nhiệt độ thấp, trong phân. Ở môi trường nước, virus có thể sống 4 ngày ở 22oC hoặc hơn 30 ngày ở 0oC.

- Virus cúm gà có thể được lan truyền từ trại nuôi này đến trại khác bởi những vật nuôi nhiễm dơ bẩn như bánh xe, thức ăn, phân, chuồng, lồng, quần áo, đặc biệt là giày dép, trên chân và cơ thể gia cầm, vật nuôi.

Vì vậy, khi thấy trong đàn gà có các triệu chứng và bệnh tích của bệnh cúm gà phải áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp, biện pháp tốt nhất là tiến hành tiêu huỷ toàn bộ số gà bệnh (theo hướng dẫn của Cục Thú y mà NTNN đã đăng tải) để tránh mầm bệnh lây lan, truyền nhiễm sang các loại gia cầm, vật nuôi và người.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh ORT hen phức hợp trên gà Bệnh ORT hen phức hợp trên gà

Bệnh Ornithobacterium là một bệnh nhiễm trùng của gà và gà tây gây ra do vi khuẩn Ornithobacterium Rhinotracheale (ORT). Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào khả năng gây bệnh của các chủng virus, vi khuẩn kế phát, các vấn đề thông gió, độ tuổi bị nhiễm bệnh và đặc biệt là thời gian can thiệp chữa trị có kịp thời hay không cùng với đó là việc dùng thuốc đúng và phù hợp.

05/03/2016
Kỹ thuật mổ gà khảo sát và tính các thành phần Kỹ thuật mổ gà khảo sát và tính các thành phần

Để đánh giá phẩm chất đàn gà cần đánh giá chất lượng thịt từng bộ phận của thân thịt. Mổ gà khảo sát và xác định thành phần thân thịt gồm có:

05/03/2016
Bệnh giun đũa ở gà Bệnh giun đũa ở gà

Bệnh giun đũa ở gà do Ascaridia galli ( Schrank , 1788) thuộc lớp giun tròn gây ra. Giun đũa gà là bệnh phổ biến xảy ra ở tất cả các lứa tuổi và khắp nơi trên thế giới.

05/03/2016
Giúp gà đẻ trứng đều, chất lượng cao Giúp gà đẻ trứng đều, chất lượng cao

Theo các chuyên gia ngành gia cầm, để nuôi gà đẻ trứng đạt năng suất trứng cao, chất lượng tốt, cho hiệu quả cao người chăn nuôi cần quan tâm một số yếu tố cơ bản sau đây:...

05/03/2016
Những điểm cần chú ý với gà con tuần đầu Những điểm cần chú ý với gà con tuần đầu

Ngay trong tuần đầu, gà con phải tập làm quen với thức ăn, nước uống và các điều kiện ngoại cảnh rất khác biệt so với môi trường máy ấp nhằm giúp gà hoàn thiện các chức năng sinh lý để chúng sinh trưởng và phát triển tốt.

05/03/2016