Bến Tre Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi An Toàn

Theo ông Nguyễn Văn Bé - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Bến Tre, toàn tỉnh Bến Tre có trên 5 triệu con gia cầm, trong đó đàn gà chiếm gần 4 triệu con.
Xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) và Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) đã xây dựng 2 tổ hợp tác chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học. Tuy nhiên, hộ chăn nuôi trong tổ chỉ được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, chưa giải quyết được đầu ra, phải tự tìm thương lái để tiêu thụ sản phẩm.
Cũng theo ông Bé, khó khăn hiện nay vẫn là phần lớn hộ chăn nuôi qui mô nhỏ lẻ, chất lượng con giống chưa ổn định, còn xảy ra dịch bệnh, chi phí đầu vào liên tục tăng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm bấp bênh, vấn đề kiểm soát môi trường còn nhiều bất cập…
Trong thời gian tới, tỉnh cần xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi gia cầm theo quy trình VietGAP. Chăn nuôi theo chuỗi giá trị, gắn kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, góp phần tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đồng thời cần ưu tiên và tập trung triển khai thực hiện các giải pháp về giống và khoa học công nghệ.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với muôn vàn rủi ro. Nào an ninh nông thôn, nào phí chồng phí, nào nạn “cường hào mới”... Ngoài điệp khúc “được mùa, mất giá” cứ lặp đi lặp lại trêu ngươi; còn có thêm “trường ca” bi ai là “chặt - trồng, trồng - chặt” ám ảnh.

Trải qua hai thập kỷ phát triển, tính đến năm 2014, cây trồng chuyển gen đã chiếm 12,9% diện tích đất trồng trọt trên thế giới, theo ISAAA (Dịch vụ quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp).

Tạo ra giống chữa bệnh giá cao, sản xuất nguyên liệu dược phẩm từ cám... đang là những giải pháp mới giúp gia tăng giá trị hạt gạo ngoài chuỗi sản xuất khép kín thông thường.

Giảm 105 USD mỗi tấn so với cùng kỳ năm ngoái khiến gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam rẻ hơn Thái Lan 20 USD, Campuchia 80 USD và Brazil tới 160 USD.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, xuất khẩu trái cây Việt Nam liên tục tăng, từ 827 triệu USD (2012) lên 1 tỷ USD (2013) và 1,477 tỷ USD (2014). Với kết quả tăng trưởng khả quan này, năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu trái cây lên 2 tỷ USD. Liệu đích ngắm ấy có quá xa?