Bảo vệ vụ lúa hè thu theo hướng GAP
1. THỜI VỤ: Theo hướng dẫn lịch thời vụ xuống giống né rầy đồng loạt của địa phương.
2. LÀM ĐẤT: Trước khi gieo sạ cần cày ải phơi đất tối thiểu 3 tuần, trục đất kỹ, san ruộng bằng phẳng, dọn sạch cỏ dại.
3. GIỐNG: Sử dụng các giống xác nhận, sạch bệnh, có tỉ lệ nảy mầm >90%. Trước khi ủ cần xử lý 3 sôi 2 lạnh, hoặc nước muối 15% loại bỏ các hạt lép lửng, hạt cỏ..., sạ hàng 80 kg/ha.
4. BÓN PHÂN: Bón phân cân đối và đầy đủ giữa N, P, K, trung vi lượng chẳng những nâng cao hiệu quả phân bón mà còn làm giảm đáng kể sâu bệnh hại. Nên sử dụng phân hữu cơ bón lót và sử dụng thêm phân bón lá vào những thời điểm thích hợp. Khi bón nên sử dụng bảng so màu lá lúa.
5. CHẾ ĐỘ NƯỚC: Thực hiện tưới nưới tiết kiệm ướt khô xen kẽ. Không lấy nước ô nhiễm, nước thải của công nghiệp, nước thải của các nhà máy chế biến thực phẩm để tưới.
6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH VÀ CỎ DẠI
CỎ DẠI:
- Sử dụng thuốc cỏ tiền nảy mầm: Sử dụng trước sạ - cấy 3 ngày: VIBUTA 32ND (1.8lít/320lít nước/ha) – VIBUTA 62ND (1lít/320lít nước/ha), VIBUTA 5H (30kg/320lít nước/ha), VIFISO 300EC (1lít/400lít nước/ha)… Ở giai đoạn sau sạ 3-7 ngày sử dụng các loại thuốc như VIBUTA 32ND (1.8lít/320lít nước/ha) – VIBUTA 62ND (1lít/320lít nước/ha), VIRISI 25SC (100ml/400lít nước/ha), VITANIL 60ND (1.5lít/400l nước/ha).
- Thuốc hậu nảy mầm (8-15 ngày sau sạ) có VIRICET 300SC (0.5lít/ 400lít nước/ ha)…, và ở 20 ngày sau sạ sử dụng thuốc VI 2,4D 600 (1.4lít/320lít nước/ha) và VI 2,4D 720DD (1.2lít/320lít nước/ha)...
SÂU BỆNH:
Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc 4 đúng.
- Rầy nâu: Khi mật số rầy nâu >3 con/tép mới cần đến thuốc hóa học. Với rầy tuổi 1, 2 dùng thuốc ức chế lột xác, tuổi lớn hơn sử dụng các loại thuốc khác. Nếu có điều kiện nên bơm nước đến ngập chảng 3, dí vòi phun vào sát gốc. Nếu phải phun nhiều lần nhớ dùng luân phiên các thuốc như VICONDOR 50EC, VITHOXAM 350SC, VIMIPC 20ND. Các loại sâu miệng nhai và côn trùng chích hút như nhện: Nên sử dụng thuốc sinh học VI BT 16000-32000WP (sau 7-10 ngày phun lại lần 2) hoặc thuốc có nguồn gốc sinh học như VIBAMEC1.8 – 3.6EC. Cũng có thể dùng một số thuốc hóa học phổ rộng như VIPHENSA 50ND, VIROFOS 20EC.
Chú ý không dùng thuốc VI BT để trừ rầy rệp và các loại sâu không thuộc bộ cánh vảy.
Bệnh đạo ôn: Khi phát hiện ruộng lúa bị đạo ôn bà con sử dụng VIFUSI 40ND, FUJI-ONE 40EC (1.2lít/400-500lít nước/ha) hoặc phun thuốc VIKITA 50ND với liều lượng: đạo ôn lá phun 1.8lít/400lít nước/ha/lần, đạo ôn cổ bông 2lít/400lít nước/ha/lần, phun 7 ngày trước trổ, khi lúa trổ đều và đầu giai đoạn vào sữa.
Lưu ý: Tùy theo mức độ bệnh phát sinh, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày.
Bệnh khô vằn: Có thể dùng thuốc VIVADAMY 3DD (1.5 lít /400 lít nước/ha/ ần) hay VIVADAMY 5DD (1lít thuốc /400lít nước/ha/lần) hoặc dùng thuốc VIVIL 5SC (1lít /400l nước/ha/lần), khi cần phun thêm lần nữa.
Bệnh bạc lá (hoặc những bệnh do vi khuẩn): Dùng BACTOCIDE 12WP (1.5 kg/400 lít/ha/lần). Đặc biệt thuốc VISEN 20SC (0.7 lít/400 lít nước/ha/lần), đây là 1 loại thuốc có hoạt chất mới chuyên đặc trị bệnh bạc lá lúa.
Lưu ý: Nên phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày.
Bệnh lem lép hạt: Có thể dùng WORKUP 9SL (0.7lít/400lít nước/ha/lần), VITIN–NEW 250EC (0.5lít/ha/400l nước/lần), thuốc VIXAZOL 275SC (1lít/400l nước/ha/lần). Phun 2 lần: lúc lúa bắt đầu trổ và trổ đều.
Riêng một số bệnh do rầy nâu, rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh như bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, lùn sọc đen… chúng ta cần có biện pháp quản lý và phòng trừ rầy như đã nói ở trên để hạn chế dịch bệnh này…
Có thể bạn quan tâm
Bón phân cho lúa ngắn ngày vụ hè thu ở Nam Bộ. Khi bón phân cho lúa ngắn ngày cần lưu ý có liên quan một số điểm sau
Để vụ lúa Hè Thu đạt thắng lợi đòi hỏi nông dân phải quan tâm chăm sóc ngay đầu vụ từ khâu làm đất, gieo sạ, bón phân đến quản lý dịch hại bằng biện pháp
Sau 20 năm nghiên cứu, hai nhà khoa học Mỹ mới đây đã công bố, họ đã thành công trong việc tạo ra công nghệ mới ngăn chặn virus hại lúa lây lan...