Bảo Vệ Đê Bao Sản Xuất Lúa Thu Đông
Lũ thượng nguồn bắt đầu đổ về nên các địa phương đang tăng cường công tác bảo vệ đê bao lúa thu đông. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi vụ mùa.
Theo kế hoạch, vụ lúa thu đông năm 2014 toàn tỉnh xuống giống 110.000ha, giảm khoảng 24.000ha so với vụ cùng kỳ năm 2013 do chỉ áp dụng đối với những nơi có đê bao ăn chắc.
Năm nay, diện tích lúa vụ thu đông của huyện Hồng Ngự tập trung ở các khu đê bao của các xã Long Phú Thuận, Thường Phước 2, Thường Thới Tiền với 6.000ha. Huyện Tân Hồng xuống giống khoảng 9.000ha trong 15 ô đê bao.
Ông Nguyễn Trạng Sư - Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng ngự cho hay, “Bảo vệ đê bao sản xuất lúa thu đông là nhiệm vụ được địa phương đặt lên hàng đầu. Thời gian qua, địa phương đã tiến hành kiểm tra toàn bộ các tuyến đê bao trên địa bàn, nhằm phát hiện những điểm xung yếu để gia cố. Quan điểm của huyện là quyết tâm bảo vệ vụ lúa thu đông ”.
“Trong năm nay, huyện dự định tăng diện tích sản xuất lúa thu đông, tuy nhiên đê bao mới chưa đảm bảo an toàn nên huyện chưa thực hiện” ông Nguyễn Văn Tài - Quyền Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hồng cho biết.
Các địa phương thông tin, diện tích sản xuất lúa thu đông năm nay chưa có tình trạng gieo sạ ngoài khu đê bao. Ngoài công tác tuyên truyền của ngành chức năng thì những năm qua bà con nông dân cũng ý thức đề phòng lũ, không làm theo kiểu “hên - xui”.
Trước những áp lực về mực nước lũ đối với đê bao, các địa phương đã đặt ra nhiều phương án để bảo vệ như: túc trực 24/24 giờ tại các ô đê bao, đồng thời phát huy tinh thần chung sức của người dân địa phương, khi có những rủi ro không mong đợi, tình trạng sụt lún diễn ra, người dân sẽ kịp thời thông tin đến cơ quan chức năng để cùng gia cố,...
Ngoài ra, các địa phương quan tâm chỉ đạo cho hệ thống các trạm bơm tiêu nước chống úng kịp thời cho lúa thu đông. Song song đó, địa phương khuyến cáo người dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đảm bảo năng suất cũng như nâng cao chất lượng lúa hàng hóa; hướng dẫn người dân sạ đồng loạt theo lịch thời vụ để né rầy và đảm bảo cho việc liên kết với các doanh nghiệp...
Có thể bạn quan tâm
Vụ tôm sú 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng người dân ở Trà Vinh, Bến Tre vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và đã cạn vốn.
Nhờ được vay vốn không phải trả lãi, nhiều hộ ND ở Hải Dương đã có điều kiện mua máy cày, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp, ô tô tải nhẹ...
Với sự năng động, dám nghĩ dám làm và bằng kiến thức tích lũy được qua tìm tòi, nghiên cứu, anh Trần Văn Biên ở thôn Bình Tiến, xã Phước Minh (Bù Gia Mập - Bình Phước) đã có một trang trại nuôi ong mật quy mô lớn, đem lại nguồn thu không dưới 400 triệu đồng mỗi năm.
Ngày 4/6/2013, tại khu nuôi tôm công nghiệp 200 ha ấp Long Thạnh, xã Long Toàn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Duyên Hải và bà con ngư dân xã Long Toàn tham dự tổng kết Mô hình trình diễn nuôi cá chẽm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp.
Ông Phạm Quang Tuyến (sinh năm 1960) ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã chuyển đổi thành công việc nuôi cá lóc và thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp. Mô hình hứa hẹn nhiều khả năng nhân rộng trong thời gian tới...