Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Bảo Quản Tôm Sau Thu Hoạch

Bảo Quản Tôm Sau Thu Hoạch
Ngày đăng: 02/12/2011

Hiện nay đang vào mùa thu hoạch tôm ở ĐBSCL và các tỉnh phía Nam. Để sản phẩm tôm được đảm bảo chất lượng và vệ sinh trước khi chế biến, bà con cần lưu ý về phương pháp bảo quản tôm sau thu hoạch.

Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi thu hoạch, tôm cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu như tấm bạt nhựa, xô, rổ nhựa, thùng cách nhiệt, nước sạch để rửa tôm, nước đá sạch để bảo quản.

Thu hoạch

Chỉ thu hoạch khi tôm có vỏ cứng và kích cỡ ít hơn 40 con/kg. Muốn biết được điều này, trước khi thu hoạch 1-2 ngày, tiến hành kiểm tra, nếu tỷ lệ tôm mềm vỏ dưới 1% và tôm đạt trọng lượng 30-40 con/kg mới tiến hành thu hoạch.

- Dùng lú đặt khắp ao, cho chạy quạt để bắt bớt lượng tôm trong ao, sau đó thu toàn bộ qua lú đặt ở cống và bơm khô nước để thu nhặt hết tôm còn sót lại.

- Dùng lưới kéo có diện tích lớn hoặc lưới xung điện để kéo tôm, sau đó bơm khô và thu toàn bộ. Sau đó, rửa tôm bằng nước sạch, loại bỏ rác.

Lưu ý: Rửa và lựa tôm nơi thoáng mát. Tôm phải được để trên tấm nhựa hoặc rổ nhựa sạch, không để tôm trực tiếp xuống đất, sàn gỗ hoặc nền xi măng.

- Gây chết tôm bằng nước đá lạnh theo tỷ lệ 2 phần tôm với 1 phần nước đá và 1 phần nước. Đổ nước vào thùng nhựa hoặc thùng cách nhiệt. Cho nước đá xay hoặc nước đá vảy vào theo tỷ lệ 10 kg nước đá vào 10 lít nước. Khuấy đều cho nước đá tan (độ lạnh 00C), cho 20 kg tôm vào thùng, đậy nắp lại và giữ nước khoảng 30 phút.

Ướp tôm

- Sau khi tôm chết và được làm lạnh thì vớt ra và chuyển sang ướp với nước đá xay hoặc đá vảy trong thùng cách nhiệt. Tỷ lệ tôm và nước đá tùy thuộc vào thời gian bảo quản và vận chuyển tôm đến nơi thu mua hoặc xí nghiệp tôm đông lạnh. Nếu thời gian bảo quản và vận chuyển không quá 12 giờ thì ướp tôm với nước đá theo tỷ lệ 10 kg tôm với 5 kg nước đá; từ 12- 14 giờ thì theo tỷ lệ 10 kg tôm với 10 kg nước đá.

- Trải một lớp nước đá ở đáy thùng cách nhiệt dày khoảng 10 cm. Cho vào một lớp tôm mỏng dưới 10 cm, sau đó xếp lần lượt một lớp nước đá 1 lớp tôm cho đến khi đầy thùng. Trên cùng phủ lớp nước đá dày hơn 10 cm. Đậy kín nắp thùng và bảo quản nơi thoáng mát.

Vận chuyển

Sau khi tôm được ướp với nước đá cần chuyển ngay đến nơi thu mua hoặc xí nghiệp đông lạnh càng sớm càng tốt.


Có thể bạn quan tâm

Phòng Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi Phòng Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi

Vụ nuôi tôm đầu tiên của năm nay, gần như 100% tôm đã thả nuôi của xã Vinh Xuân đều bị chết, với tổng diện tích hơn 100 ha tôm mất trắng. Nguyên nhân là do dịch bệnh lây lan nhanh qua nguồn nước, nên tất cả các hộ đều thiệt hại

26/11/2011
Cách Chọn Tôm Sú Giống Tốt Cách Chọn Tôm Sú Giống Tốt

Với những “đại gia” nuôi tôm công nghiệp (như Công ty SEACO Sóc Trăng của anh em ông Lưu Thống Nhứt với cả ngàn hécta mặt nước) thì họ đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc cho việc chọn lựa tôm sú giống, từ lấy vài chục mẫu ở các cơ sở nổi tiếng, gởi cơ quan chuyên môn kiểm định nghiêm ngặt đến đặt hàng, tổ chức vận chuyển về điểm nuôi v.v…

02/01/2012
Phòng Ngừa Và Xử Lý Bệnh Phòng Ngừa Và Xử Lý Bệnh

Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao. Diệt khuẩn trong ao và nước, các vật chủ trung gian, hạn chế cua vào ao. Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao. Dùng men vi sinh để cải tạo đáy ao: Aqua bac (theo chương trình) 3kg/hecta (7ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày. Hoặc Power pack (theo chương trình) 20 lít/hecta (7 ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày

31/07/2011
Kĩ Thuật Nuôi Tôm (Phần 2) Kĩ Thuật Nuôi Tôm (Phần 2)

Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu sau trong thời gian vận chuyển tôm giống đến chỗ mới: Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương giữa 2 môi trường nuôi

02/04/2011
Nuôi Tôm Trong Vùng Rừng Ngập Mặn (Rừng Đước) Nuôi Tôm Trong Vùng Rừng Ngập Mặn (Rừng Đước)

Đất rừng đước là đất bãi bồi được hình thành với quá trình phân hủy yếm khí của hệ sinh thái rừng ngập kéo dài nhiều năm. Quá trình này tạo nên kết cấu đất thiếu ổn định chứa một hàm lượng lớn vật chất hữu cơ, do đó nước dễ bị thấm qua các bờ ao làm mất nước và có thể thấm nước từ ngoài vào khi triều cường. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm trong ao nuôi, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát sinh và lây lan bệnh trong vùng nuôi tôm.

03/01/2012