Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Báo An Giang, 19/04/2012

Báo An Giang, 19/04/2012
Ngày đăng: 20/04/2012

Trong số những bè nuôi cá ba sa, cá chình, cá lăng nha, cá chạch lấu… ở An Phú (An Giang), chỉ có một chủ bè thử nghiệm nuôi cá heo nhưng rất thành công và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Mỗi năm, bè nuôi cá heo này thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng, được Trạm Khuyến nông huyện theo dõi đánh giá và nhân rộng mô hình ra các xã, thị trấn.

Anh Bùi Chí Linh (ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông) là một trong những người đầu tiên ở vùng đầu nguồn An Phú nuôi thành công loài cá heo. Loài này thuộc vùng nước ngọt, thường xuất hiện nhiều trên sông Hậu và sông Tiền; mình cá hơi xanh bóng, đuôi màu đỏ cam trông rất đẹp, đầu có 2 ngạnh nhọn; con lớn nhất cỡ ba ngón tay và dài khoảng 1 dm. Khi bắt lên khỏi mặt nước, cá kêu nghe éc éc giống như tiếng heo nên dân gian mới gọi là cá heo. Anh có 2 lồng bè cá heo, mỗi bè rộng 2,6 m x 3,6 m, sản lượng trên 600 kg cá thương phẩm.

Anh Linh cho biết, cá heo dễ nuôi, tỉ lệ hao hụt không đáng kể, nhưng muốn đạt năng suất cao, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật. Trước hết là lồng bè phải đặt nơi có dòng chảy mạnh, nước sạch và thường xuyên làm vệ sinh, tuyệt đối không để cho bè bị ô nhiễm vì dễ làm cho cá mắc bệnh ngoài da. Với kinh nghiệm của anh, lồng, bè phải được bao bằng 2 lớp lưới (lưới chì bên ngoài và lưới Thái loại mắt nhỏ) mới bảo đảm an toàn, không sợ bị thất thoát cá.

Cá heo nuôi lồng, bè vùng đầu nguồn An Phú.

Thức ăn chính của cá heo là cám trộn với cá sống (cá biển hoặc cá sông) xay nhuyễn. Nếu có hèm rượu trộn thêm 30%, cá sẽ tăng trọng rất nhanh. Một ngày tốt nhất cho ăn 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi chiều lúc mặt trời lặn. Về mật độ nuôi, nên thả 150 kg giống cho một bè (1 kg giống tương đương 180 con). Nếu nuôi chật chội cá chậm lớn và tỉ lệ hao hụt sẽ cao. Sau 10 tháng nuôi, trọng lượng cá thương phẩm đạt 30 con/kg và giá bán ra thị trường dao động 220.000 đ/kg; còn nuôi cá heo thương phẩm cho thu hoạch vào tháng nghịch (mùa nắng) giá có thể lên gần 400.000 đ/kg, coi như xấp xỉ giá với cá chình.

Mùa thả cá heo giống cũng bắt đầu từ thời điểm mùa nước lũ và thu hoạch vào khoảng tháng 8 năm sau, mỗi năm chỉ nuôi có một đợt. Cái khó là con giống phải mua từ Campuchia với giá 40.000 đ/kg (180 con), đôi khi nhảy vọt lên từ 50.000 - 70.000 đ/kg, mà muốn số lượng nhiều thì phải đặt trước mới đảm bảo yêu cầu con giống thả nuôi.

Theo tính toán, sau khi trừ hết các chi phí thức ăn, con giống… bình quân mỗi bè còn lời trên 24 triệu đồng – 26 triệu đồng. Đó là chưa kể một số loài cá khác được nuôi kết hợp, như: Cá chạch lấu, cá chình, cá cốc… đều thích nghi môi trường và ăn cùng một loại thức ăn cũng mang lại thêm nguồn thu cho người nuôi.

Từ việc nuôi kết hợp nhiều loài trong cùng một lồng, bè sẽ giảm được chi phí thức ăn, vừa tránh được sự dư thừa thức ăn và tăng hiệu quả kinh tế chu kỳ nuôi. Trước đây, cá heo cũng như cá linh, cá chốt chỉ là những sản vật bình thường, ít ai quan tâm nhưng thời gian gần đây nó đã nâng lên thành đặc sản, đặc biệt là cá heo da xanh, đuôi đỏ thu hút được nhu cầu ẩm thực của nhiều người tiêu dùng. Do nguồn cá từ thiên nhiên ngày càng khan hiếm, nông dân đã nghiên cứu nuôi thành công giống cá này, góp phần làm phong phú thêm nguồn lợi thủy sản và tăng sản lượng nuôi trồng. Nhiều nhà hàng, quán ăn ở Long Xuyên, Châu Đốc và kể cả thành phố Hồ Chí Minh nắm bắt thị hiếu khách hàng nên chế biến nhiều món ăn dân dã, ngon miệng và rất độc đáo theo vùng sông nước.

Nhờ có kinh nghiệm nuôi cá chình, cá chạch lấu từ nhiều năm nên khi chuyển sang con cá heo, anh Linh đã nắm chắc kỹ thuật về con giống, về kích thước lồng, bè và quá trình chăm sóc. Anh còn cho biết, mùa cá heo con giống xuất hiện hằng năm vào mùa nước rút và vào khoảng tháng mười một âm lịch. Vì thế, anh bắt đầu thả nuôi thử năm đầu với cá chình, thấy cá heo phát triển tốt, thu hoạch cùng lúc với cá chình nên anh Linh mới bắt đầu tranh thủ mua con giống do người dân đánh bắt và tổ chức nuôi.

Có thể bạn quan tâm

Áp dụng các giải pháp để bảo đảm kết quả sản xuất vụ đông xuân Áp dụng các giải pháp để bảo đảm kết quả sản xuất vụ đông xuân

Vụ đông xuân 2014 - 2015, toàn tỉnh gieo trồng được 9.050 ha cây trồng các loại. Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết, khi nắng hạn kéo dài, khiến vụ đông xuân đứng trước nguy cơ sụt giảm năng suất. Ðể ứng phó tình hình, các cấp, ngành, địa phương đã chủ động phối hợp đồng bộ các giải pháp để đảm bảo kết quả sản xuất vụ đông xuân.

04/05/2015
Phát triển diện tích cây mắc ca không nên nóng vội chạy theo phong trào Phát triển diện tích cây mắc ca không nên nóng vội chạy theo phong trào

Mắc ca là loại cây có khả năng chịu hạn tốt, hạt là thực phẩm cao cấp, được ưa chuộng trên thế giới về thị trường, tuy theo đánh giá thì thế giới đang có nhu cầu lớn, nhưng chưa có gì là đảm bảo chắc chắn về giá cả, đầu ra nếu nông dân trồng ồ ạt, chạy theo phong trào.

04/05/2015
Hơn 966ha lúa đông xuân phải phòng trừ dịch hại Hơn 966ha lúa đông xuân phải phòng trừ dịch hại

Toàn tỉnh gieo cấy trên 8.718ha lúa đông xuân, chủ yếu là trà sớm và chính vụ (gần 6.000ha) đang bước vào giai đoạn đòng già, trỗ bông. Thời tiết nắng nóng, sáng sớm có sương nhẹ rải rác là điều kiện thuận lợi để một số bệnh hại trên lúa đông xuân phát sinh, gây hại.

04/05/2015
Cho phép nhập thịt bò Pháp đạt yêu cầu vào thị trường Việt Nam Cho phép nhập thịt bò Pháp đạt yêu cầu vào thị trường Việt Nam

Theo đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục đã có văn bản gửi Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội về việc cho phép nhập khẩu thịt bò không xương dưới 30 tháng tuổi từ Pháp vào Việt Nam, với điều kiện thịt nhập khẩu đạt các yêu cầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

04/05/2015
Đổi thay nhờ tư duy mới Đổi thay nhờ tư duy mới

Đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa nước giúp người dân giải phóng sức lao động, hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế từ “bờ xôi ruộng mật”, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn vùng lòng chảo.

04/05/2015